Một nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra rằng không phải rượu là thứ đồ uống duy nhất gây ung thư gan. Một số đồ uống được cho là lành mạnh cũng có nguy cơ nếu như dùng hàng ngày.
Nghiên cứu mới được trình bày trong khuôn khổ Nutrition 2022, cuộc họp thường niên của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ, được tổ chức từ ngày 14 đến 16-6.
Tiến sĩ Longgang Zhao từ Đại học Nam Carolina ở Columbia (Nam Carolina - Mỹ) và các cộng sự đã kiểm tra mối liên quan giữa lượng tiêu thụ đồ uống có đường và nguy cơ ung thư gan của 90.504 phụ nữ từ 50 đến 79 tuổi.
Lượng tiêu thụ đồ uống có đường được định nghĩa là tổng lượng nước ngọt và nước trái cây mà họ tiêu thụ hàng ngày, đánh giá bằng bảng câu hỏi tần suất thực phẩm, sau đó đối chiếu với hồ sơ y tế. 205 phụ nữ đã bị xác định mắc ung thư gan sau thời gian theo dõi trung bình là 18,7 năm.
Nguy cơ ung thư gan dường như tỉ lệ thuận với lượng đồ uống có đường họ tiêu thụ, uống cà phê nhiều thì nguy cơ càng cao, đặc biệt là nếu như họ sử dụng những loại đồ uống có đường đậm đặt như nước ngọt đóng chay.
Các tác giả lưu ý đây chỉ là nghiên cứu dạng quan sát, nên sẽ cần thêm những bước nghiên cứu chuyên sâu về cơ chế gây ra ung thư gan ở người nạp nhiều đồ uống có đường.
"Nếu phát hiện của chúng tôi được xác nhận, việc giảm tiêu thụ đồ uống có đường có thể đóng vai trò như một chiến lược sức khỏe cộng đồng để giảm gánh nặng ung thư gan" - tờ Medical Xpress dẫn lời tiến sĩ Zhao cho biết trong một tuyên bố.
Các tác giả khuyến nghị: "Thay đồ uống có đường bằng nước và cà phê hoặc trà không đường có thể làm giảm nguy cơ ung thư gan đáng kể."
Ngoài nước ngọt đóng chai, nước trái cây thường được các nhà khoa học quốc tế xếp vào nhóm đồ uống có đường, chỉ nên dùng với lượng ít, bởi nước ép trái cây nguyên bản vốn đã chứa rất nhiều đường tự nhiên. Nếu bạn cho thêm đường vào nó thì các tác dụng lành mạnh càng bị lấn át.
Hầu hết các khuyến nghị chỉ cho phép uống một ly nhỏ nước trái cây mỗi ngày, kèm theo lời khuyên ăn thay vì uống - bởi trái cây nguyên bản giàu chất xơ và những thứ có lợi khác. Ngoài ra, việc ép tiêu tốn nhiều trái cây hơn ăn: thay vì ăn một quả, bạn sẽ nạp lượng đường của nhiều quả và vứt đi nhiều thành phần có lợi bao gồm chất xơ.
PV (T/h)