Sau đây là chế độ dinh dưỡng giúp người đau dạ dày có thể giảm được các cơn đau mà không phải ai cũng biết.
Theo thống kê, tỷ lệ người bị viêm loét dạ dày, tá tràng chiếm 1,5 % dân số. Tai các nước đang phát triển, số người mắc bệnh đau dạ dày chiếm khoảng 10% dân số. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh đau dạ dày ngày càng tăng và trẻ hóa (chiếm 11% tới 15% dân số Việt Nam).
Dưới đây là một số thống tin hữu ích của TS.BS.Trương Hồng Sơn - Phó tổng Thư ký tổng Hội Y học Việt Nam, chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn cho người đau dạ dày.
1. Nguyên tắc ăn uống đối với người đau dạ dày
Người đau dạ dày cần ăn đủ 3 bữa một ngày và ăn thêm một số bữa phụ.
Ăn chậm, nhai kỹ, sau ăn không nên chạy nhảy, hoạt động mạnh.
Nên ăn thức ăn ấm khoảng 40 tới 50 độ C
Người đau dạ dày cần ăn điều độ tức là lượng thức ăn không quá ít và không quá nhiều. Nếu người đau dạ dày ăn ít quá, khi đói cũng sẽ đau bụng và nếu ăn nhiều quá, khi no cũng sẽ đau bụng. Vì vậy, người đau dạ dày cần ăn ngay khi đói và dừng khi hết đói. Lưu ý, người đau dạ dày không nên nhịn ăn.
Người đau dạ dày cần tránh ăn các loại thức ăn dễ gây kích ứng cho cơ thể. Khi dạ dày đang bị tổn thương, có những vết loét, nếu ăn thức ăn dễ gây kích ứng như: cay, nóng thì có thể làm cho tình trạng đau thêm trầm trọng hơn.
Người đau dạ dày sẽ gặp nhiều tổn thương niêm mạc dạ dày. Khi niêm mạc phải đối diện với thức ăn thì cần phải để ý tới các loại thức ăn dễ gây kích ứng với niêm mạc dạ dày như một số loại thức ăn:
- Hạt tiêu, ớt,
- Trái cây xanh, cứng (ổi, xoài táo…) thịt nhiều gân sụn.
- Thức ăn khô, các loại đậu
- Thực phẩm có nhiều chất béo, đồ mỡ, nước sốt thịt cá đậm đặc. Các loại thực phẩm này khi vào dạ dày sẽ dễ gây ra kích ứng, làm tăng tiết lượng axit trong dạ dày.
- Đồ ăn có nhiều axit (hoa quả có vị chua hay như dưa, cà muối…). Khi niêm mạc dạ dày đã bị tổn thương thì axit của dịch dạ dày sẽ dễ tấn công vào niêm mạc. Nếu chúng ta ăn thêm đồ ăn có tính axit sẽ khiến cho cơn đau dạ dày nặng hơn.
Rau xanh rất tốt cho dạ dày nhưng nếu ăn các loại rau sống sẽ làm tăng cơn đau dạ dày. Người đau dạ dày cần ăn tăng thêm chất xơ hòa tan có trong một số các loại rau xanh và hoa quả như táo hoặc nước táo. Rau xanh tự nhiên ít chất béo và đường (măng tây, cải bó xôi, cải xoăn, súp lơ)
- Ngoài đồ ăn, người đau dạ dày cũng cần hạn chế một số loại đồ uống: rượu bia, đồ uống có cồn, cafein
Bánh mì có thể hút dịch axit tiết ra trong dạ dày giúp giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng . Tuy nhiên, lưu ý, không nên thêm sốt hay gia vị ớt vào bánh mỳ, mứt….3. Những thức ăn giúp người đau dạ dày giảm bớt cơn đau
Người đau dạ dày thường được khuyên phải kiêng khem ăn uống khá nhiều, tuy nhiên, có một số nhóm thực phẩm mà người đau dạ dày nên dùng để làm giảm bớt cơn đau tức thì: bánh mì (đặc biệt là bánh mì nướng) có thể hút dịch axit tiết ra trong dạ dày. Tuy nhiên, lưu ý, không nên thêm sốt hay gia vị ớt vào bánh mỳ, mứt…. Các loại thực phẩm này sẽ dễ gây đau dạ dày. Vì vậy, chủ yếu sử dụng bánh mỳ không.
Cháo là loạt thực phẩm rất rốt cho người đau dạ dày bởi người đau dạ dày nên ăn thức ăn mềm và đã được cắt nhỏ. Đăc biệt, cháo còn tạo ra lớp bao phủ đối với tầng nêm mạc dạ dày và làm cho người đau dạ dày giảm cơn đau.
Sữa chua có probiotic sẽ làm trung hòa các độc tố và bảo vệ niêm mạc dạ dày.Người đau dạ dày nên ăn sữa chua bởi sữa chua có probiotic. Vi khuẩn tiết ra các enzim gây tổn hại cho niêm mạc, nhưng trong sữa chua có probiotic sẽ làm trung hòa các độc tố và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Rất nhiều người đau dạ dày e ngại ăn chuối nhưng chuối chín sẽ không khiến chúng ta bị tăng cơn đau dạ dày mà ngược lại, nó rất tốt bởi cung cấp một lượng chất xơ hòa tan. Tuy nhiên, cơ thể mỗi người một khác, chúng ta nên lắng nghe cơ thể mình, nếu khi ăn loại thực phẩm nào mà thấy làm tăng nặng tình trạng đau dạ dày hơn thì nên tránh.
Chuối rất giàu chất xơ hòa tan tốt cho người đau dạ dàyVề đồ uống: Người đau dạ dày nên uống nước đúng cách. Thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy và trước bữa ăn khoảng 1 giờ.
Các loại nước hoa quả rất tốt như: nước ép cà rốt, táo, rau diếp cá, dưa chuột, súp lơ xanh, đu đủ, nước dừa, sữa. Nhưng lưu ý tránh dùng nước quả chua.
PV (T/h)