Nếu như bạn ăn 1 củ khoai lang vào giờ này trong ngày đều đặn bạn sẽ thấy tác dụng không ngờ.
Một củ khoai lang có thể cung cấp khoảng 2,6 gram tinh bột (ít hơn lượng tinh bột trong khoai tây và cơm trắng). Ngoài ra, nó còn chứa 3,9g chất xơ, 18,443 IU vitamin A, 3mg vitamin C, 0.3mg vitamin B6, 438mg kali, 32mg magie, 39mg canxi... Khoai lang gần như không chứa chất béo.
Do đó, đây là thực phẩm phù hợp với những người muốn giảm cân.
Củ khoai lang cung cấp nhiều chất chống oxy hóa khác nhau như anthocyanin có tác dụng chống lại sự phát triển của các tế bào K.
Loại thực phẩm này cũng giàu beta-carotene - một hợp chất từ thực vật mà cơ thể có thể chuyển hóa thành vitamin A giúp nuôi dưỡng đôi mắt, bảo vệ thị lực.
Ăn khoai lang thường xuyên cũng là một trong những bí quyết sống thọ của người dân ở Okinawa (Nhật Bản).
Để hấp thu trọn vẹn dinh dưỡng của khoai lang mà không gây tăng cân hay khó chịu, bạn cần biết những thời điểm tốt nhất để ăn loại thực phẩm này.
Thời điểm vàng để ăn khoai lang
Buổi sáng: Thay vì ăn sáng bằng xôi, bún, phở... bạn có thể sử dụng khoai lang. Ăn khoai lang không chỉ mang tới cảm giác no bụng mà còn giúp bổ sung nhiều dưỡng chất quý giá cho cơ thể, giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong ngày đồng thời làm đẹp da, ngăn ngừa bệnh tim mạch, đột quy...
Ngoài ra, bạn có thể ăn khoai lang vào bữa trưa. Sau khi ăn, canxi trong khoai lang sẽ cần 4-5 tiếng để hấp thụ hoàn toàn vào cơ thể. Trong khi đó, khoảng 2-5 giờ chiều là lúc có ánh nắng mặt trời tác động lớn đến quá trình hấp thụ canxi. Vì vậy, ăn khoai lang vào lúc 10-12h trưa sẽ tốt cho quá trình hấp thu canxi của cơ thể.
Nhiều người thích mua khoai lang về tích trữ lâu ngày cho khoai "xuống nước" để ăn cảm thấy ngọt hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm tốt nhất để ăn khoai chính là khi chúng mới được đào lên. Đây là lúc khoai lang giàu dinh dưỡng nhất. Càng để lâu, lượng nước trong khoai càng giảm, lượng đường càng tăng, tinh bột trong khoai cũng có thể bị biến chất và các dưỡng chất khác sẽ mất dần đi.
4 nhóm người không nên ăn khoai lang
Người đang đói
Vì khoai lang chứa nhiều đường nên nếu ăn lúc đói sẽ làm tăng tiết dịch vị từ đó gây ra tình trạng nóng ruột, ợ nóng, đầy bụng.
Để tránh gặp phải những khó chịu này, bạn nên luộc hoặc nướng khoai thật chín. Nếu đầy bụng, có thể uống nước gừng để giảm khó chịu.
Người bị chứng thận yếu, chức năng của thận suy giảm sẽ khó loại bỏ kali dư thừa trong cơ thể. Trong đó, khoai lang lại là thực phẩm chứa nhiều kali. Như vậy, ăn khoai lang sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho thận, không tốt cho sức khỏe.
Người có bệnh dạ dày
Người mắc các bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày cũng không nên ăn khoai lang vì nó có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Người có hệ tiêu hóa không tốt
Nếu hệ tiêu hóa của bạn đang không tốt thì tốt nhất không nên ăn khoai lang. Ăn khoai lang vào thời điểm này có thể làm tăng tiết dịch vị, gây ra đầy hơi, chướng bụng, nóng ruột, ợ chua.
PV (T/h)