Mỡ bụng sẽ gây ra nhiều bệnh về tim mạch, ung thư và đái tháo đường.
1.Chế độ ăn thiếu cân bằng, thường xuyên tiêu thụ đồ uống chứa cồn
Tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo chuyển hóa như các loại bánh (bánh ngọt, bánh quy, bánh gato, bánh nướng…), các thực phẩm nướng, đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều dầu, đồ ăn chế biến sẵn, nước ngọt… có thể góp phần làm gia tăng chất béo nội tạng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Những loại thực phẩm này khiến bạn nhanh đói và thèm ăn nhiều hơn.
Trong khi đó, chất đạm và chất xơ là thành phần quan trọng có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng bằng cách kiểm soát cơn đói và giúp bạn no lâu hơn. Rau củ quả và các loại ngũ cốc nguyên hạt là những thực phẩm giàu chất xơ mà bạn nên bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày của mình.
Mặt khác, uống quá nhiều rượu và đồ uống có cồn cũng làm tích tụ mỡ nội tạng nhiều hơn, gây tăng cân và tăng mỡ thừa ở bụng. Điều này được lý giải là do:
2. Lối sống ít vận động khiến việc giảm mỡ bụng không đạt hiệu quả
Lối sống tĩnh tại, ngồi lâu suốt cả ngày là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất dẫn đến tăng cân và các vấn đề sức khỏe tiêu cực.
Trên thực tế, có đến 80% người trưởng thành không đáp ứng các khuyến nghị tập luyện thể dục để tăng cường sức khỏe. Điều này đã được chứng minh trong một cuộc khảo sát kéo dài từ năm 1988 tới năm 2010 tại Hoa Kỳ cho thấy có mối tương quan giữa tình trạng giảm vận động với sự gia tăng nhanh chóng của cân nặng và vòng eo ở cả hai giới.
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng những người thường xuyên tập aerobic trong 1 năm sau khi giảm cân có thể ngăn ngừa mỡ nội tạng quay trở lại, trong khi những người không tập thể dục có lượng mỡ bụng tăng từ 25% đến 38%. Bên cạnh đó, những người ngồi trên 8 tiếng mỗi ngày cũng có nguy cơ béo phì tăng tới 62% so với những người ngồi ít hơn 4 tiếng.
Ở tuổi dậy thì, chất béo thường được tích trữ ở hông và đùi để chuẩn bị cho quá trình mang thai. Sự tích mỡ này được báo hiệu bởi hormone estrogen. Đến tuổi mãn kinh, lượng estrogen trong cơ thể có xu hướng giảm đột ngột. Việc này gây nhiều ảnh hưởng khác nhau tới phái nữ, bao gồm xu hướng tích trữ chất béo ở bụng.
Để khắc phục tình trạng phổ biến này, hiện nay nhiều phụ nữ chọn biện pháp can thiệp như liệu pháp estrogen để làm giảm nguy cơ tích trữ mỡ bụng ở giai đoạn mãn kinh. Tuy nhiên, để sử dụng được liệu pháp này, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
4. Căng thẳng kéo dài
Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra cortisol – "hormone căng thẳng". Hormone này giúp cơ thể phản ứng lại với các tác nhân gây stress, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến tích tụ mỡ nội tạng và khó giảm cân vì sự sản xuất dư thừa cortisol. Ngược lại, mức độ cortisol trong máu cao có thể khiến một số người lựa chọn các thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường để chống chọi lại căng thẳng, gây nên tăng cân không mong muốn.
Căng thẳng kéo dài dẫn đến tích tụ mỡ nội tạng và khó giảm cân.
5. Gen di truyền
Mặc dù vẫn cần nghiên cứu thêm nhưng gen di truyền đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển xu hướng béo phì cũng như tích mỡ bụng.
Nhiều nghiên cứu gần đây đã xác định các gen đơn lẻ có liên quan đến bệnh béo phì. Ví dụ một số gen nhất định có thể ảnh hưởng đến sự giải phóng và hoạt động của leptin – loại hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh sự thèm ăn và quản lý cân nặng.
pv (t/h)