Dù không phải là thực phẩm ngọt nhưng 5 loại thực phẩm này lại có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đườngg, bạn nên tránh nhé.
Ai cũng đã từng nghe đến bệnh tiểu đường, số người mắc căn bệnh này càng ngày càng tăng trong những năm gần đây. Khi đã mắc bệnh tiểu đường, các chuyên gia y tế cũng nhắc nhở người bệnh cần chú ý tránh tiêu thụ những loại thực phẩm có hàm lượng đường cao, đồng thời duy trì thói quen sinh hoạt cũng như ưu tiên các thực phẩm không ngọt. Bởi một khi đường huyết trong thể trạng của bệnh nhân đái tháo đường cao sẽ đe dọa rất lớn đến tính mạng.
Tuy nhiên, vẫn có một số thực phẩm tuy không ngọt nhưng lại chứa nhiều đường mà đôi khi bạn lại vô tình bỏ qua. Có 5 loại thực phẩm mà người bệnh tiểu đường không nên tiêu thụ ngay sau đây.
1. Tương cà
Tương cà chua được cả người lớn và trẻ nhỏ ưa thích, nó được đánh giá là một trong những gia vị phổ biến nhất trên thế giới vì hương vị thơm ngon và tính tiện lợi.
Tuy nhiên, mỗi muỗng canh tương cà chứa khoảng 4g đường. Hầu hết loại tương cà được bán trên thị trường đều chứa một lượng siro ngô có đường fructose cao. Thành phần này liên quan đến bệnh béo phì, bệnh tim, đặc biệt những người bị tiểu đường không nên đụng vào.
2. Khoai tây
Nhiều gia đình thường gọt khoai tây để chế biến ăn trong bữa cơm gia đình như canh xương khoai tây, khoai tây xào tỏi, khoai tây chiên...
Mặc dù khoai tây không ngọt, nhưng lại chứa nhiều tinh bột. Tinh bột sau khi vào cơ thể sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành đường và hấp thụ vào máu khiến tuyến tụy phải làm việc năng suất hơn, điều đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Do đó, những bệnh nhân bị tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây, sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao.
3. Bánh bao, bánh mì trắng
Bánh bao, bánh mì chính là những món ăn sáng quen thuộc được nhiều người ưa thích. Nhưng hàm lượng carbs trong bánh bao rất cao nên không phù hợp để tiêu thụ thường xuyên khi đang mắc bệnh tiểu đường.
Tương tự như vậy, mì gói cũng có chứa một lượng lớn tinh bột và muối. Nếu ăn thường xuyên có thể làm tăng cao lượng đường huyết trong máu. Thay vì ăn bánh bao hay bánh mì trắng thì bạn có thể ăn ngũ cốc vào buổi sáng sẽ tốt hơn.
Ngoài ra nên tăng cường những thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu như rau dền, kiều mạch và lúa mạch tách vỏ...
4. Thực phẩm ít ngọt - Thanh long
Nhiều bệnh nhân tiểu đường nghĩ rằng vị thanh long kém ngọt thì chắc là hàm lượng đường không cao. Thậm chí dân gian còn lưu truyền nhiều lời đồn đại rằng ăn thanh long giúp điều trị tiểu đường. Điều này hoàn toàn là sai lầm và không có cơ sở khoa học.
Thực chất chỉ số đường huyết của thanh long khá cao, dao động từ 40 đến 55 giữa các loại. Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế ăn thanh long và hãy nhớ là nên ăn quả tươi thay vì sinh tố hay nước ép. Ngoài ra, thanh long đỏ tuy giàu dinh dưỡng hơn nhưng cũng khiến đường huyết tăng cao hơn nhiều so với thanh long trắng.
Thay vào đó, người tiểu đường nên ăn các loại trái cây có chỉ số đường huyết cấp nhưng nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa như táo, bưởi, đu đủ, đào, kiwi… và ăn nhiều rau xanh hơn.
5. Súp đóng hộp
Nhắc đến súp đóng hộp, phản ứng đầu tiên của mọi người là chúng chứa nhiều natri. Trên thực tế, lượng đường bổ sung được thêm vào những món súp đóng hộp rất nhiều.
Để kiểm tra xem loại súp mình sắp mua có đường hay không, bạn hãy xem danh sách thành phần có những thứ như sucrose, siro ngô hàm lượng đường cao, mạch nha lúa mạch, dextrose, maltose và các loại siro khác...
Thành phần những thứ này càng nhiều thì nghĩa là món súp càng chứa nhiều đường. Do đó, những người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế các loại súp đóng hộp.
pv (t/h)