Nếu thường xuyên thấy 1 trong 5 triệu chứng bất thường này thì bạn hãy đi khám xương khớp ngay nhé để phòng ngừa loãng xương.
Mọi người thường quan tâm nhiều đến sức khỏe của tim mạch, hay gan, thận mà ít khi để ý đến tình trạng sức khỏe xương khớp. Thực ra, những tổn thương ở xương khớp thường khó có thể hồi phục, để lại di chứng nặng nề và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như sinh hoạt bình thường của người bệnh.
Để bảo vệ xương khớp, mỗi chúng ta cần lắng nghe cơ thể nhiều hơn. Khi nhận ra có bất cứ triệu chứng bất thường nào, bạn cần can thiệp kịp thời để ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
5 triệu chứng bất thường cho thấy xương yếu đi quá nhanh
1. Móng tay trở nên giòn, dễ gãy hơn
Nếu bạn nhầm lẫn giữa loãng xương và các căn bệnh khác, nó có thể làm trì hoãn thời gian điều trị và bệnh sẽ nghiêm trọng hơn. Để ngăn ngừa loãng xương, hãy chú ý đến tình trạng của móng tay. Nếu cơ thể khỏe mạnh, móng tay sẽ hồng hào và chắc khỏe. Tuy nhiên, ở người thiếu canxi móng tay sẽ trở nên khô, mỏng, dễ gãy và nứt. Thiếu canxi là nguyên nhân lớn gây nên loãng xương.
2. Răng lung lay
Sự thiếu hụt canxi có thể được đánh giá dựa trên tình trạng của răng. Một số người dù không hề mắc bệnh nha chu nhưng răng không chắc khỏe mà có xu hướng lung lay và dễ rụng. Tình trạng thiếu hụt canxi dẫn đến giảm mật độ xương ở khoang miệng và khiến xương ổ răng không được chắc khỏe. Trong trường hợp này bạn cần bổ sung canxi kịp thời.
3. Khi đi bộ rất dễ bị ngã
Người xương khớp khỏe mạnh thì dáng đi sẽ uyển chuyển, nhanh nhẹn, vững vàng. Thế nhưng nếu ở trong tình trạng thiếu canxi, tình trạng loãng xương xảy ra sẽ làm giảm khả năng chịu lực của xương, kéo theo đó là sự suy yếu của xương, khả năng giữ thăng bằng kém, khiến việc di chuyển khó khăn hơn.
Người xương khớp khỏe mạnh thì dáng đi sẽ uyển chuyển, nhanh nhẹn, vững vàng.
4. Thường xuyên bị chuột rút
Triệu chứng điển hình nhất của tình trạng thiếu canxi đó là thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm, đặc biệt là ở đùi, bắp chân, cánh tay và nách. Không chỉ chuột rút, người thiếu canxi khi đi lại cũng thường cảm thấy đau nhức cơ bắp, cơn đau ngày càng trầm trọng, cảm giác khó chịu sẽ có khả năng lan sang các cơ toàn thân. Thiếu canxi là nguyên nhân chính làm xương bị suy yếu, trong trường hợp này bạn cần bổ sung canxi kịp thời, thêm vào đó là đến bệnh viện để được thăm khám.
5. Đau nhức xương khớp
Nếu cơ thể bạn đang trong tình trạng thiếu hụt canxi, triệu chứng dễ nhận thấy nhất là đau nhức cơ, chuột rút và co thắt... đặc biệt là ở phần đùi, cánh tay khi đi bộ và di chuyển.
Sự thiếu hụt canxi cũng có thể gây tê và ngứa ran ở bàn tay, cánh tay, bàn chân, chân và quanh miệng. Đặc biệt, khi thiếu canxi, cơ thể sẽ dễ loãng xương, dễ gãy xương, rút ngắn chiều cao, gù lưng, tăng sản xương, đau lưng, đi lại không thuận tiện.
Ăn uống thế nào để xương được chắc khỏe?
Để tốt cho xương khớp, chúng ta cần bổ sung những chất rất cần thiết bổ sung cho cơ thể bao gồm như canxi, vitamin D, magie, kali, các vitamin nhóm B... Những chất này đều có trong thực phẩm hàng ngày mà chúng ta sử dụng.
1. Một trong số đó phải kể đến là các loại rau lá xanh đậm bởi chúng có nhiều kali, vitamin D... có tác dụng rất lớn giúp giảm nguy cơ loãng xương. Ngoài ra, vitamin K được tìm thấy trong rau có màu xanh đậm còn có tác dụng hỗ trợ việc chuyển hoá canxi và hình thành xương. Một số loại rau lá xanh đậm rất phổ biến là: Rau muống, rau ngót, rau đay, cải ngọt, súp lơ xanh, cải xoăn, rau cải, xà lách, bắp cải, đậu Hà Lan…
2. Trong các loại quả có múi như quả bưởi, quả cam... có rất nhiều vitamin C. Vitamin C giúp cho tăng cường chất xương trong cơ thể.
3. Các loại hạt như hạnh nhân, đậu đen, đậu nành... đều là những thực phẩm giúp kích thích sinh ra nhiều collagen hơn cho tế bào sụn khớp phát triển tốt hơn. Ngoài ra, chúng còn cung cấp canxi, góp phần bổ sung sức mạnh của xương.
pv (t/h)