Nhiều người ăn vải xong vứt vỏ đi mà không hề hay biết tác dụng thần kỳ của loại quả này sau khi đun sôi lên.
Trên thực tế, vỏ vải là một “bảo bối”, cho vào nồi đun sôi có tác dụng rất tuyệt vời, giải quyết được phiền toái lớn của nhiều người.
Vải thiều sau khi bóc vỏ được cho vào nồi, thêm một lượng nước vừa đủ, đậy nắp đun sôi khoảng 10 phút. Có thể thấy vỏ quả vải đỏ tươi lúc này đã trở nên trắng hơn, nước bên trong chuyển từ trong sang vàng nhạt, như vậy chứng tỏ các chất dinh dưỡng trong vỏ vải đã được đun sôi hoàn toàn vào trong nước, lúc này bạn có thể tắt bếp.
Vậy tác dụng của nước vải thiều đun theo cách này là gì?
Trước hết, đối với những người bạn thích ăn nhiều vải thiều, hiệu quả là rất lớn. Nước đun từ vỏ vải có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giảm nội nhiệt nên khi ăn vải nên uống một chút nước vỏ vải, ăn nhiều không lo bị nóng trong người.
Nếu cảm thấy nước đun từ vỏ vải có vị tương đối nhạt thì chúng ta cũng có thể cho thêm một ít đường phèn vào, sau khi cho đường phèn vào sẽ có vị thanh mát, cổ họng cũng rất dễ chịu, mùi vị cũng rất thơm, dễ uống.
Như mùa hè, chúng ta cho thêm một ít đá viên vào nước đun từ vỏ vải hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh một lúc, uống sẽ ngon hơn.
Ngoài ra, nước đun từ vỏ vải còn có những công dụng thần kỳ khác, rất thích hợp cho mùa hè.
Ở nhà kiếm cái bình tưới nhỏ như thế này, đổ nước vải thiều để nguội vào. Khi bị muỗi đốt hãy xịt một ít nước luộc vỏ vải lên trên, làm như vậy sẽ dễ chịu hơn rất nhiều, sau khi xịt lên người cảm giác sảng khoái, mát lạnh, không còn cảm giác đau ngứa nữa.
Khi bạn ra ngoài đi dạo dưới công viên, bạn cũng thể xịt một ít lên chân, tay như vậy muỗi sẽ tránh xa. Phương pháp này đã được người xưa sử dụng và tới hiện nay vẫn rất hiệu quả.
Lưu ý trước khi đun vỏ vải
Trước khi bóc vỏ vải, hãy chuẩn bị một thau nước, thêm một thìa muối lớn cùng một chút baking soda, cho vải vào ngâm khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch bằng nước sạch, thay nước khoảng 3 lần để tráng, sau đó để ráo nước rồi mới thưởng thức. Cách làm này giúp loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu, khử trùng, diệt khuẩn và những thứ bụi bẩn có trên vỏ vải.
Khi rửa vải phải đảm bảo vải còn nguyên vỏ, không được bẻ cuống trên quả vải khiến nước ngấm vào trong thịt vải làm hỏng quả vải, ảnh hưởng tới hương vị, thậm chí còn “bẩn” hơn cả lúc chưa rửa.
PV (T/h)