Khi vắt chanh vào bát canh rau muống, nước rau sẽ có hiện tượng sau, bạn cần bỏ ngay kẻo hối không kịp.
Thời điểm hiện tại, rau muống là sự lựa chọn của nhiều gia đình trong bữa cơm hàng ngày vì giá thành rẻ và rau đang vào chính vụ thu hoạch. Không chỉ vậy, mùa hè nhiều người còn kết hợp nước luộc rau muống với quả sấu hoặc nước cốt chanh để tạo vị cho nước canh vừa dễ ăn, lại vừa mát cơ thể.
Trong quá trình chế biến, có không ít người phát hiện nước rau muống luộc có sự chuyển màu được cho là bất thường, khiến người dùng hoang mang. Cụ thể, cùng là rau muống nhưng có hôm luộc nước rất trong, có hôm nước lại xanh đậm, thậm chí là bị đen xì… Theo nhận định của nhiều người, việc nước rau muống luộc có màu đen xì là do đã bị nhiễm chì, vì thế không sử dụng.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Chuyên gia về Công nghệ thực phẩm cho rằng, nếu thật sự nước rau muống luộc có màu đen xì như mực hoặc nước cống thì cần loại bỏ ngay, không nên ăn. Nguyên nhân có thể do chất lượng rau không tốt hoặc quá trình sơ chế không sạch sẽ. Tuy nhiên, ông Thịnh cho rằng điều này rất khó xảy ra, vì các gia đình luộc rau để phục vụ nhu cầu của chính họ nên khâu sơ chế thường rất cẩn thận.
Hơn nữa, rau muống khi luộc sẽ có chất diệp lục tan ra trong nước, nên thường có nước có màu xanh, tùy từng loại rau và cách luộc mà nước rau có màu xanh đậm nhạt khác nhau. Riêng thông tin cho rằng, nước rau muống luộc có màu xanh đen là do bị nhiễm chì thì đây chỉ là “võ đoán”.
“Rau muống hiện nay có thể được trồng ở những nơi có nguồn đất, nước bị ô nhiễm nên nguy cơ nhiễm chì là có. Tuy nhiên, để biết chính xác thì cần phải xét nghiệm xem mức độ nhiễm ra sao. Còn khi luộc lên, hầu như nước rau đều có màu xanh, thậm chí là xanh đen nếu luộc nhiều rau nhưng cho ít nước”, ông Thịnh cho hay.
Theo vị chuyên gia này, việc dùng nước chanh hay dấm để thử xem rau có nhiễm chì hay không cũng là cách không chính xác. Vì nước rau muống sau khi luộc có màu xanh là do dư lượng canxi và magiê nên có tính kiềm, trong khi chanh có axit citric. Khi vắt vào nước khiến nồng độ axit thay đổi tạo ra phản ứng là nước chuyển màu từ xanh chuyển sang vàng, thậm chí vắt nhiều còn đổi sang màu đỏ.
Ông Thịnh cũng khuyến cáo, người dân cần cảnh giác khi nước luộc rau muống có màu đục bất thường, thậm chí khi sử dụng thấy có mùi hắc khó chịu cũng cần bỏ ngay. Với người có thói quen vắt chanh vào nước rau muống, nếu thấy nước rau đang xanh mà bị đổi màu thì nên mừng hơn là lo, vì đó là hiện tượng rất bình thường. Trường hợp, nước rau đang xanh thẫm, khi vắt chanh vào thấy nước không đổi màu thì đừng vội mừng mà hãy nên cảnh giác vì có thể rau nhiễm hóa chất khiến phản ứng không xảy ra và không làm đổi màu nước.
Ngoài ra, khi chọn mua rau cũng cần lưu ý, vì rau trồng ở nơi có nguồn đất và nước ô nhiễm thường có màu xanh rất thẫm, thậm chí hơi ngả màu xám đen, không có độ tươi… Do vậy, mọi người nên quan sát kỹ bề mặt của rau trước khi mua.
Khi chọn rau muống nên chọn rau ngọn nhỏ, khi ngắt cuống rau ra nhựa, còn tươi xanh. Không nên chọn rau héo úa, có thể đã hái từ hôm trước hoặc để lâu. Khi rửa rau nên rửa dưới vòi nước đang chảy để trôi bụi bẩn, hóa chất theo dòng nước. Đặc biệt chú ý trong quá trình rửa cần ngâm rau trong khoảng thời gian nhất định, nếu thấy rau nổi nhiều bong bóng thì không nên sử dụng vì đó có thể rau nhiễm chì hoặc hóa chất.
Loại rau đang vào mùa nhưng vẫn dễ "ngậm cả kho hóa chất", chuyên gia bày cách rửa và nấu này ai cũng nên biết
Đậu đũa được đánh giá là nhóm rau có thể tồn dư hóa chất khá nhiều, tuy nhiên nếu biết cách lựa chọn, sơ chế và chế biến sẽ hạn chế được đáng kể, nhằm bảo vệ sức khỏe.
PV (T/h)