Đổ mồ hôi ban đêm được coi là dấu hiệu sớm của một số bệnh ung thư, lúc này bạn cần đi khám ngay để có phương pháp chữa trị phù hợp.
Bạn đã bao giờ thức dậy trong tình trạng ướt đẫm vào lúc nửa đêm chưa? Nếu điều này xảy ra thường xuyên kể cả khi ngủ ở môi trường mát mẻ thì bạn hãy cẩn thận, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ung thư và các vấn đề sức khỏe khác.
Dưới đây là 7 nguyên nhân phổ biến gây ra mồ hôi ban đêm:
1. Sự thay đổi nội tiết tố của thời kỳ mãn kinh
2. Uống quá nhiều trước khi đi ngủ
3. Bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh, chẳng hạn như bệnh lao hoặc AIDS (HIV)
4. Tác dụng phụ của việc dùng thuốc chống trầm cảm, thuốc phiện hoặc liệu pháp hormone
5. Lo lắng và căng thẳng
6. Mắc bệnh tự miễn
7. Mắc một loại ung thư cụ thể.
Điều đáng chú ý là đổ mồ hôi đêm được coi là dấu hiệu sớm của các bệnh ung thư như bệnh bạch cầu, ung thư hạch, ung thư xương và ung thư gan... Không giống như đổ mồ hôi đêm xảy ra trong thời kỳ mãn kinh, đổ mồ hôi đêm do ung thư kéo dài hơn và nghiêm trọng hơn.
Ở bệnh nhân ung thư, đổ mồ hôi đêm có thể kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, sụt cân,... Vì vậy, những người thường xuyên đổ mồ hôi đêm nên chú ý các dấu hiệu khác, tốt hơn hết nên đi khám sớm nhất có thể.
Dưới đây là 3 loại ung thư có thể gây đổ mồ hôi đêm:
▸ Ung thư hạch bạch huyết: Ung thư bạch huyết là bệnh ung thư liên quan đến hệ bạch huyết, khi mắc bệnh này, ngoài đổ mồ hôi ban đêm, bạn còn có thể bị nổi hạch ở nách hoặc háng, mệt mỏi, nhiễm trùng thường xuyên, sụt cân không rõ nguyên nhân, sốt và ngứa ngáy…
▸ Bệnh bạch cầu: Đổ mồ hôi ban đêm có thể là dấu hiệu sớm của bệnh bạch cầu, đi kèm các triệu chứng khác bao gồm sốt, chán ăn, xanh xao, thường xuyên bầm tím và sụt cân.
▸ U trung biểu mô: Đây là loại ung thư liên quan đến lớp mô mỏng bao phủ các cơ quan trong cơ thể như phổi, tim, tinh hoàn. Khi u trung biểu mô phát triển trong cơ thể có thể gây khó thở, ho, tắc ruột, đổ mồ hôi đêm và các triệu chứng khác.
Mặc dù chưa rõ cơ chế chính xác gây ra mồ hôi ban đêm ở bệnh nhân ung thư, nhưng các chuyên gia tin rằng đó là do tế bào ung thư giải phóng các chất làm tăng nhiệt độ cơ thể. Do đó, để làm mát và đưa nhiệt độ trở lại bình thường, cơ thể sẽ tạo ra tình trạng tăng thân nhiệt khiến đổ mồ hôi quá nhiều.
Ngoài ra, đổ mồ hôi ban đêm cũng có thể là do sự thay đổi nội tiết tố đi kèm với bệnh ung thư, cũng như các phương pháp điều trị khác liên quan đến ung thư như tăng thân nhiệt, hóa trị và sử dụng morphin.
PV (T/h)