Quy tắc "ăn chín uống sôi" hoàn toàn không phù hợp với một số loại thực phẩm bởi chất dinh dưỡng của chúng sẽ giảm sút trong quá trình nấu nướng.
Loại thực phẩm sau, việc ăn sống sẽ đảm bảo giữ lại tối đa chất dinh dưỡng của chúng, có lợi cho sức khỏe con người hơn hẳn khi bị nấu chín.
Tỏi:
Tỏi là loại thực phẩm chứa Allicin phytonutrient nên ăn sống hơn là nấu chín. Bên cạnh đó, ăn sống tỏi cũng là cách cung cấp tinh dầu tỏi nguyên chất cho cơ thể, phòng chống các bệnh ung thư, cảm cúm, khớp.
Hành tây:
Hành tây sống là loại thực phẩm chứa nhiều Allicin phytonutrient giúp kiềm chế cơn đói, chứa các hoạt chất ngăn ngừa ung thư, tăng cường sức khỏe tim mạch, điều trị cao huyết áp, tuyến tiền liệt. Đặc biệt, hành tây khi trộn nộm là món khoái khẩu với cả người già và các bạn trẻ.
Ớt chuông đỏ:
Ớt chuông đỏ là một loại rau củ chứa các chất chống oxy hóa mạnh mẽ và là nguồn cung cấp Vitamin B6, Vitamin E và magie dồi dào. Tuy nhiên, nếu nấu ớt chuông đỏ với nhiệt độ trên 375 độ C thì sẽ phá hỏng lượng vitamin C dồi dào này.
Bông cải xanh:
Là loại thực phẩm không chỉ giàu vitamin C, canxi, kali, protein mà bông cải xanh còn chứa các chất chống oxy hóa, hợp chất sulforaphane chống lại tế bào ung thư, hạ huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, không nên nấu chín nếu không muốn mất đi nguồn dinh dưỡng quý giá này.
Các loại hạt:
Những loại hạt quả hạch như óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ… khi chế biến sẽ mất đi một số dưỡng chất. Cụ thể là khi rang dầu sẽ tăng cường chất béo và calo trong khi giảm khoáng chất magiê và sắt có trong hạt. Bởi vậy, đối với những loại hạt này nên để ăn sống là tốt nhất.
Trái cây:
Các nhà nghiên cứu khuyến cáo, các loại trái cây sấy khô đã bị giảm bớt chất dinh dưỡng do mất đi một lượng lớn Vitamin và khoáng chất. Do đó, với trái cây, nên ăn sống hơn là làm chín, đặc biệt là các loại quả mọng, cam chanh - nguồn cung cấp Vitamin và chất chống oxy hóa dồi dào.
Nước dừa:
Nước dừa - nguồn cung cấp điện giải và khoáng chất cần thiết cho cơ thể - thường được dùng làm các món kho. Điều này rất lãng phí nguồn dinh dưỡng của dừa.
Cải xoăn:
Cải xoăn chứa các hợp chất được gọi là glucosinolates, có tác dụng chống bệnh tật. Cải xoăn ăn salad hoặc ăn sống sẽ giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Củ cải đường:
Củ cải đường có thể chứa lượng đường cao nhưng bù lại nó có những thành phần dinh dưỡng khác rất tốt cho cơ thể. Củ cải đường giàu vitamin C, B, potassium, ma-giê giúp cơ thể chống viêm nhiễm, hạ lượng đường trong máu và phòng ung thư.
Khi qua chế biến, củ cải đường thường mất đi 25% giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, bạn có thể dùng củ cải đường sống chung với các loại rau củ khác để làm món salad rau thơm ngon, bổ dưỡng.
Relife