Việc bảo quản đồ ăn quá lâu khiến chúng bị hỏng, hay là sử dụng các món đồ kém chất lượng để đựng thực phẩm có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Ngày nay, mỗi gia đình đều có rất nhiều thiết bị điện tử hiện đại, hữu ích để phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Chức năng của tủ lạnh chắc chắn là để bảo quản và kéo dài độ tươi của thực phẩm. Tuy nhiên, có rất nhiều mối rủi ro trong tủ lạnh mà bạn không thể ngờ tới. Việc bảo quản đồ ăn quá lâu khiến chúng bị hỏng, hay là sử dụng các món đồ kém chất lượng để đựng thực phẩm có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Dưới đây là danh sách đen những "thứ" gây ung thư đang tồn tại trong tủ lạnh, bạn phải loại bỏ chúng càng sớm càng tốt.
1. Hộp nhựa và màng bọc thực phẩm kém chất lượng
Nhiều gia đình có thói quen giữ đồ ăn bằng hộp nhựa hoặc quấn một lớp màng bọc thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh. Điều này giúp tủ lạnh không bị ám mùi hay là có nguy cơ nhiễm khuẩn chéo giữa các món ăn với nhau.
Tuy nhiên, không phải loại hộp nào cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh. Về cơ bản chỉ có hộp nhựa làm bằng chất liệu polypropylene (PP) số 5 mới có thể sử dụng được, chất liệu này tương đối ổn định. Ngược lại, một số hộp bảo quản kém chất lượng có thể giải phóng các chất có hại, chúng có thể xâm nhập vào thực phẩm và gây ra bệnh ung thư.
Tất nhiên, điều tương tự cũng xảy ra với màng bọc nhựa. Nói chung, polyetylen là chất liệu có thể được đặt trong tủ lạnh. PVC, tức là màng bọc nhựa polyvinyl clorua, không thể để trong tủ lạnh. Chất dẻo trong đó sẽ kết tủa và có thể thấm từ màng bọc nhựa vào thực phẩm ngay cả ở nhiệt độ bình thường. Sự tích tụ lâu dài có thể dẫn đến nguy cơ ung thư.Màng bọc thực phẩm và hộp nhựa đều là những trợ thủ đắc lực trong tủ lạnh. Vì vậy, khi mua bạn nên đọc rõ nhãn và hướng dẫn trên bao bì, tốt nhất nên chọn chất liệu PP và PE, những loại này tương đối an toàn.
2. Các loại thực phẩm ướp muốiCó rất nhiều loại thực phẩm muối chẳng hạn như cá muối, thịt xông khói, dưa chua... gây kích thích vị giác, được chúng ta yêu thích. Nhiều người cho rằng vì chúng chứa nhiều muối nên sẽ không bị hỏng, luôn an toàn và vô hại.
Tuy nhiên một số chuyên gia chỉ ra rằng thực phẩm chứa nhiều muối có thể gây ra bệnh cao huyết áp và ung thư. Sau khi bảo quản, những thực phẩm này sẽ sản sinh ra nitrit và nitrat, có thể gây ra ung thư thực quản, dạ dày.
Hơn nữa, lượng i ốt cao sẽ làm tăng hormone tuyến giáp, sau đó gây ra các bệnh phổ biến như cường giáp, viêm tuyến giáp... làm gia tăng nguy cơ ung thư ở bộ phận này.3. Thực phẩm bị mốcHầu hết mọi người đều nghĩ rằng việc cho thực phẩm vào tủ lạnh sẽ giúp chúng không bị ẩm mốc. Trên thực tế, thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh lâu ngày cũng dễ bị nấm mốc, đặc biệt là trái cây, ngũ cốc. Thực phẩm bị mốc tạo ra aflatoxin, một chất có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho tế bào gan, đặc biệt là dễ gây ung thư.4. Hải sản đã nấu chín
Hải sản là một trong những loại thực phẩm có giá thành cao, vì thế nhiều gia đình thường cất giữ hải sản ăn thừa trong tủ lạnh để dùng cho bữa ăn tiếp theo. Mặc dù qua mắt thường, hải sản để qua đêm có vẻ không gây hại, nhưng theo chuyên gia dinh dưỡng Trương Tân Ý (Trung Quốc), hải sản chỉ đạt chất lượng tốt nhất khi được tiêu thụ ngay sau khi nấu chín. Việc bảo quản lâu dài sẽ làm giảm chất lượng của hải sản, thậm chí protein phong phú có trong hải sản còn có thể bị biến chất, dẫn đến tổn hại gan và thận cho người sử dụng.
PV (T/h)