Củ tỏi đen là thành phẩm thu được sau quá trình lên men tỏi tươi. Nếu sử dụng đúng cách, nó có thể mang đến nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ cho người dùng.
Củ tỏi đen là thành phẩm thu được sau quá trình lên men tỏi tươi. Nhờ được ủ trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ, độ ẩm và thời gian, tỏi đen chứa nhiều hoạt chất mà tỏi tươi không có hoặc rất ít, như polyphenol, flavonoid, carboline, thiosulfate.
Những công dụng tuyệt vời của củ tỏi đen
+ Bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Củ tỏi đen dồi dào các chất chống ôxy hóa nên có thể giúp cải thiện chức năng tim ở những người mắc bệnh tim mạch vành.
Nó cũng cải thiện lưu thông máu, tăng cường chức năng tim và mức độ hoóc-môn thần kinh ở người mắc bệnh tim.
Nhờ công dụng cải thiện cholesterol toàn phần, tỏi đen có thể làm giảm những dấu hiệu tiềm ẩn về bệnh tim mạch, ngăn ngừa các bệnh liên quan như huyết áp cao và xơ vữa động mạch.
+ Tăng cường hệ miễn dịch.
Ðó là do tỏi đen có chứa hàm lượng cao hợp chất S-allylcysteine (SAC) và S-ally-mercapto cysteine (SAMC).
So với tỏi tươi, tỏi đen có phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn về các đặc tính chống ôxy hóa và chống ung thư.
Siêu thực phẩm này có thể tăng cường hệ miễn dịch bằng cách chống lại các gốc tự do có hại trong cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm và tăng sinh tế bào bất thường.
+ Hỗ trợ chữa dị ứng.
Tuy phản ứng dị ứng có nhiều loại, nhưng chủ yếu là qua việc giải phóng các cytokine gây viêm như histamine, beta-hexosaminidase, TNF-alpha và leukotriene.
Theo một nghiên cứu, tỏi đen có thể ngăn chặn việc giải phóng những cytokine đó, nên đẩy lùi nguy cơ dị ứng.
Thành phần phenolic trong tỏi đen cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch và kiểm soát các phản ứng dị ứng mãn tính.
+ Kiểm soát bệnh tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu phát hiện tỏi đen có tác dụng chống tiểu đường và chống ôxy hóa mạnh hơn tỏi tươi, nên có lợi ích ngăn ngừa tiểu đường và giảm nguy cơ gặp các biến chứng liên quan như bệnh võng mạc, bệnh thần kinh hoặc bệnh tim.
+ Chống ung thư.
Nhờ chứa nhiều hoạt chất chống ung thư (như SAC, pyruvate, arginine và các axít amin), tỏi đen có thể ức chế sự tăng trưởng tế bào và cải thiện chức năng tế bào.
Nó còn hỗ trợ điều trị ung thư bằng cách kích thích đáp ứng miễn dịch, từ đó loại bỏ khả năng di căn của tế bào ung thư.
+ Giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiết niệu (GTD).
GTD là những vấn đề sức khỏe liên quan đến các cơ quan sinh sản hoặc tiết niệu. Tiêu thụ tỏi đen giúp duy trì sức khỏe cho các cơ quan đó bằng cách giảm tác hại của các gốc tự do, giảm mức albumin trong nước tiểu và giảm các dấu hiệu sinh học gây viêm.
+ Tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa.
Tỏi đen giúp thúc đẩy quá trình làm trống dạ dày và thải phân dễ dàng hơn. Nó cũng giúp duy trì hoạt động của các tế bào dạ dày và ngăn ngừa nguy cơ mắc các vấn đề tiêu hóa thông thường như đầy hơi hoặc khó tiêu.
+ Ngăn ngừa tổn thương gan.
Nhiều hợp chất như thuốc điều trị, chế độ ăn, chất độc, chất ô nhiễm và rượu có thể làm khởi phát các bệnh lý về gan như xơ hóa gan và bệnh gan không do rượu.
Trong khi đó, tỏi đen giúp bảo vệ gan, nhờ đặc tính ngăn ngừa tổn thương tế bào gan và giúp sửa chữa các tế bào đã bị tổn thương do bệnh lý sẵn có.
+ Phòng ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh.
Viêm, rối loạn chức năng miễn dịch, quá trình tự hủy diệt của các tế bào (apoptosis) và căng thẳng ôxy hóa là những yếu tố nguy cơ chính làm tăng khả năng mắc các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer hoặc chứng sa sút trí tuệ.
Tỏi đen chứa các tác nhân tiềm năng có thể giúp bộ não chống lại nguy cơ thoái hóa thần kinh, giảm viêm nhiễm và các mảng bám độc hại.
Siêu thực phẩm này cũng giúp cải thiện trí nhớ, khả năng học tập, các chức năng nhận thức và bảo vệ tế bào thần kinh khỏi tổn thương vì nhiễm độc thần kinh.
Ăn tỏi đen thế nào mới đúng cách?
Tùy theo mục đích sử dụng và thể trạng từng người, liều lượng dùng tỏi đen sẽ thay đổi. Song, các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên ăn từ 1-3 củ tỏi đen (khoảng 3-5g)/ngày.
Những đối tượng không nên dùng tỏi đen gồm: thai phụ, người mắc bệnh về máu hoặc đang sử dụng thuốc làm loãng máu, người bị tiêu chảy, huyết áp thấp, có vấn đề sức khỏe về gan, thận, mắt hoặc dạ dày.
Lưu ý là chỉ nên dùng tỏi đen trong hoặc sau bữa ăn, tức thời điểm mà bao tử chứa thức ăn và dịch vị tiết nhiều giúp hạn chế bớt tác dụng không mong muốn của tỏi đen.
Một số nghiên cứu cho thấy tỏi đen có thể dẫn đến các triệu chứng dị ứng ở một số người. Nên nếu phát hiện cơ thể có phản ứng bất thường sau khi ăn, cần báo ngay với bác sĩ để được hướng dẫn xử trí kịp thời.
Relife