Để phát hiện sớm tiểu đường, đừng bỏ lỡ 5 kiểu ngứa bất thường trên cơ thể sau đây nhé
Mặc dù bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến, trẻ hóa nhanh nhưng đa số người trẻ tuổi lại thường chủ quan hoặc thiếu kiến thức, dễ bỏ qua các triệu chứng bệnh. Để phát hiện sớm tiểu đường, đừng bỏ lỡ 5 kiểu ngứa bất thường trên cơ thể sau đây:
1. Ngứa chân
Đây là 1 trong những biểu hiện da thường gặp nhất ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt, tình trạng này xuất hiện ở 50% bệnh nhân trẻ bị tiểu đường phụ thuộc insulin, có nguyên nhân không rõ. Có thể do bệnh lý mạch máu nhỏ, tổn thương dính lớp sừng, tăng glycosylation và da lão hoá nhanh.
Theo các chuyên gia nội tiết, khi đường huyết tăng, cơ thể sẽ bị mất nước và giảm tưới máu nuôi dưỡng da. Cộng thêm các dây thần kinh bị tổn thương khiến quá trình bài tiết mồ hôi ở da rối loạn, gây khô da, ngứa ngáy rất nhiều hoặc thậm chí là tổn thương da. Nó thường xảy ra nhiều nhất ở chân và bàn chân, đôi khi cả cánh tay và bàn tay.
2. Ngứa tai
Thông thường, chúng ta không cảm thấy ngứa tai, trừ khi bị muỗi đốt hoặc lấy ráy tai khi đang vệ sinh tai. Nhưng nếu bạn thường xuyên bị ngứa ngáy tai mà không rõ nguyên do thì rất có thể đã bị bệnh tiểu đường tấn công.
Bởi vì khi lượng đường huyết trong cơ thể dần tăng cao sẽ kích thích tuyến bã nhờn và chất nhờn tiết ra một lượng lớn ráy tai nên tai sẽ thường xuyên bị ngứa. Nhiều bệnh nhân tiểu đường chủ quan, bỏ qua dấu hiệu này nên đã không kịp thời điều trị bệnh ở giai đoạn sớm. Do vậy, nếu tình trạng ngứa tai thường xuyên xảy ra, ngày càng nặng nề thì hãy nhanh chóng tự đo đường huyết hoặc nhờ đến sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa.
3. Ngứa mắt kết hợp với nhìn mờ
Ngoài chân, tay hay tai thì mắt cũng là 1 vị trí dễ bị ảnh hưởng khi chỉ số đường huyết trong cơ thể tăng cao. Bởi vì bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến các dây thần kinh, bao gồm cả các dây thần kinh ở mắt.
Biểu hiện ban đầu thường là thấy khô mắt, ngứa ngáy ở mắt dù không có dị vật hay bị tác động từ bên ngoài. Sau đó sẽ dẫn đến suy giảm thị lực kết hợp với hay ngứa ngáy, mỏi mắt. Nguyên nhân là lượng đường trong máu cao làm cho thủy tinh thể của mắt bị sưng, làm thay đổi khả năng nhìn, dễ dẫn đến biến chứng về mắt.
Cần lưu ý rằng biến chứng về mắt là một trong những nguy hiểm mà người bệnh đái tháo đường phải đối mặt. Nếu không được kiểm soát và điều trị tốt, người bệnh có thể bị mù vĩnh viễn.
4. Ngứa kèm theo khô da, nứt nẻ da hoặc phát ban
Theo các chuyên gia nội tiết đái tháo đường, khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể bị mất nước và giảm tưới máu nuôi dưỡng da. Cộng thêm các dây thần kinh bị tổn thương khiến quá trình bài tiết mồ hôi ở da rối loạn, gây khô da, ngứa ngáy, nứt nẻ.
Khi bệnh tiến triển nặng, những vị trí da bị ngứa này có thể xuất hiện các sang thương đặc biệt. Sang thương da do tiểu đường có màu hơi đỏ nâu, hình tròn có kích thước trung bình từ 0,5 - 1,5cm và nhìn giống như phát ban.
Chúng được hình thành bởi tình trạng dày các mạch máu ngoại biên, có sự tẩm nhuận tế bào lympho quanh thành mạch, lắng đọng sắc tố hemosiderin rải rác kèm xuất huyết. Đây là bệnh lý mạch máu nhỏ, là dấu hiệu ngoài da rất phổ biến, chiếm trên 50% bệnh nhân tiểu đường và xuất hiện ở nam giới nhiều gấp 2 lần nữ giới. Vị trí sang thương thường xuất hiện bao gồm cẳng chân, đôi khi có ở đùi, cánh tay.
5. Ngứa dữ dội vào ban đêm
Ngoài ra, ngứa do tiểu đường còn có 1 đặc điểm đáng chú ý nữa là thường xảy ra hoặc càng trở nên dữ dội hơn vào ban đêm. Đa số trường hợp thường đi kèm tê bì chân tay hoặc mất nước, khát nước, tiểu đêm.
Cơn ngứa trở nên dữ dội hơn vào ban đêm, khi ngủ là do lúc này là thời điểm lượng đường huyết dễ tăng cao. Trong khi đó, đồng hồ sinh học của các cơ quan nội tạng và trạng thái ngủ khiến quá trình chuyển hóa bị chậm lại, Đồng thời, trao đổi chất cũng kém đi nên khiến da vốn bị tổn thương do tiểu đường càng mất nước, kích ứng nặng hơn.
pv (t/h)