Nếu thấy trên mặt mình có 1 trong 6 dấu hiệu này bạn nên cảnh giác, đi khám bác sĩ ngay kẻo bệnh ngày càng nặng hơn.
Bất kể là nam hay nữ, nếu cứ mắc phải những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày như thường xuyên ăn kiêng, thức khuya, ăn uống không đúng giờ, lười vận động... thì nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm rất dễ xảy ra. Trên thực tế, bạn có thể nhận biết nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm, thậm chí là ung thư thông qua những đặc điểm bất thường này trên khuôn mặt.
1. Mụn nhỏ màu vàng trên mí mắt
Những người xung quanh mắt có chứa những nốt mụn nhỏ màu vàng to bằng hạt gạo, hạt đậu thì nên đi kiểm tra mỡ máu kịp thời. Những nốt mụn nhỏ màu vàng này có chứa cholesterol, hay còn gọi là “u vàng” - xanthomas. Xanthomas có liên quan mật thiết đến chứng tăng lipid máu.
Một nghiên cứu được công bố trên trang Nguyên tắc và Thực hành Y khoa, cho thấy những người mắc bệnh Xanthomas có chỉ số khối cơ thể BMI và tổng mức cholesterol cao hơn, do đó khiến họ có nguy cơ cao bị tai biến mạch máu.
2. Nếp gấp ở dái tai
Nếp gấp này còn được gọi là dấu hiệu Frank, do bác sĩ Sanders T. Frank phát hiện, là một vết gấp chạy theo đường chéo ngược 45 độ ở dái tai. Nếp gấp chéo trên dái tai của một người có thể là dấu hiệu cảnh báo người đó có nguy cơ cao bị đột quỵ.
Các nhà khoa học nói rằng tắc nghẽn động mạch, một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ, cũng có thể liên quan tới tình trạng cung cấp máu ít cho khu vực dái tai, dẫn đến hình thành các nếp nhăn và nếp gấp chéo.
Các nếp gấp tai có thể là dấu hiệu cho biết quá trình tuần hoàn máu kém, kể cả các động mạch trong tim, chứ không đơn thuần là biểu hiện của sự lão hóa. Các nghiên cứu trước đây cũng đã từng chỉ ra mối liên quan giữa nếp gấp trên tai và nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.
3. Vòng lão hóa giác mạc
Nếu có vòng xám quanh giác mạc, đó có thể là vòng lão hóa giác mạc, nguyên nhân chủ yếu là do quá nhiều lipid như cholesterol và triglycerid trong máu, bị lắng đọng ở rìa giác mạc. Vòng lão hóa giác mạc có liên quan mật thiết đến các bệnh tim mạch và mạch máu não như xơ cứng động mạch.
4. Dấu sao mạch
Dấu sao mạch là một bệnh ngoài da phổ biến, chủ yếu ở mặt, cổ, ngực trên, vai và chi trên. Đặc biệt đối với nam giới hoặc phụ nữ lớn tuổi, nếu trên cơ thể đột nhiên xuất hiện dấu sao mạch thì càng phải hết sức cảnh giác. Tình trạng này thường liên quan đến viêm gan cấp tính hoặc mãn tính hoặc xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
5. Nốt ruồi mới
Hầu hết các nốt ruồi thường không phải là nguyên nhân gây lo ngại. Nhưng để an toàn, nếu thấy một nốt ruồi cũ tăng trưởng bất thường hoặc xuất hiện một nốt ruồi mới, nên đi bác sĩ kiểm tra ngay. Đó có thể là ung thư da hoặc dấu hiệu của bệnh nội khoa hoặc hội chứng di truyền.
6. Mặt mẩn đỏ
Mỗi sáng thức dậy, khi bạn rửa mặt có thể quan sát da mặt để đoán biết tình trạng sức khỏe. Nếu đột nhiên thấy da mặt ửng đỏ, đi kèm các dấu hiệu như sốt cao nhiều ngày không khỏi, giảm cân liên tục trong nhiều tháng, cơ thể thường xuyên mệt mỏi... thì bạn có thể đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, phòng trường hợp đó là dấu hiệu của bệnh ung thư. Do khi tế bào ung thư xâm nhập, cơ thể sẽ ảnh hưởng đến nội tiết và gây rối loạn nội tiết. Do đó, da mặt sẽ xuất hiện những nốt đỏ bất thường.
3 cách để tự kiểm tra sức khỏe của bạn
Ngoài việc quan sát khuôn mặt, cũng có một số phương pháp tự kiểm tra đơn giản giúp chúng ta kiểm tra sức khỏe của mình.
1. Đầu tiên bạn nằm ngửa và đo số nhịp tim trong 1 phút; sau đó nhanh chóng đứng dậy từ tư thế nằm, đo số nhịp tim trong 15 giây và nhân nhịp tim với 4; cuối cùng so sánh nhịp tim của 2 thời điểm.
- Nếu sự chênh lệch nhịp tim giữa hai thời điểm càng lớn thì chức năng tim càng tốt;
- Nếu chênh lệch dưới 10 chứng tỏ chức năng tim không được khỏe mạnh, bạn nên đến bệnh viện để khám kịp thời.
2. Trong khoảng cách 30 mét, đi bộ trong 6 phút, bạn có thể xác định tốc độ đi bộ tùy theo thể lực của bản thân, sau đó tính được tổng quảng đường đi bộ trong 6 phút. Theo khoảng cách có thể chia thành 4 cấp độ:
- Mức độ càng thấp, chức năng tim phổi càng kém;
- Nếu có thể đạt mức 3 hoặc 4, có nghĩa là chức năng tim phổi gần đạt hoặc đã về mức bình thường.
3. Nắm chặt tay trong 30 giây, sau đó mở lòng bàn tay ra và quan sát trong bao lâu thì lòng bàn tay chuyển sang màu hồng như trước.
- Nếu lòng bàn tay có thể nhanh chóng trở lại màu ban đầu, có nghĩa là mạch máu khỏe mạnh, đàn hồi tốt, chức năng nội mô của mạch máu cũng tốt.
- Nếu lòng bàn tay phải mất hơn 20 giây để phục hồi sắc da, có nghĩa là chức năng nội mô của mạch máu có vấn đề, mạch máu đàn hồi kém, lưu thông máu không được thông suốt, bạn nên cẩn thận với bệnh xơ vữa động mạch.
PV (T/h)