Trung bình thì cứ 6 người Việt Nam trên 40 tuổi lại có 1 người mắc phải chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són… Bài viết sau sẽ bật mí những loại thảo dược dễ kiếm nhưng lại có tác dụng trong việc cải thiện các rối loạn tiểu tiện phiền toái nêu trên.
1. Râu ngô
Râu ngô được biết đến là bài thuốc dân gian chữa đi tiểu nhiều lần trong ngày, đặc biệt là chứng tiểu rắt, tiểu buốt. Do tính chất khử trùng và lợi tiểu, râu ngô có tác dụng tuyệt vời chống lại bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Khi kết hợp với kim tiền thảo, râu ngô có tác dụng rất tốt để chữa trị bệnh viêm thận, viêm bàng quang, sỏi tiết niệu – đây là nguyên nhân dẫn đến chứng tiểu rắt, tiểu buốt. Dùng 2 loại nguyên liệu này để nấu nước uống thay trà hàng ngày cũng rất tốt.
2. Giá đỗ
Giá đỗ là loại thực phẩm bổ dưỡng rất quen thuộc với bữa ăn hàng ngày của người Việt. Ít ai biết giá đỗ còn là một loại thảo dược trong y học dân gian, được sử dụng để chữa tiểu đêm, tiểu rắt. Với thành phần chứa nhiều vitamin, khoáng chất, giàu vitamin và kẽm, bài thuốc từ giá đỗ giúp tăng cường sức đề kháng, thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, hạn chế viêm nhiễm. Bạn có thể đem giá đỗ luộc lấy nước, cái dùng để ăn thay rau hàng ngày.
3. Ích trí nhân
Ích trí nhân còn có tên gọi khác là ích trí tử. Ích trí nhân có vị cay, tính ôn, có tác dụng bổ tỳ thận, làm đặc tinh, giúp hạn chế số lần đi tiểu. Bài thuốc này chuyên trị các trường hợp tiểu đêm nhiều, di tinh, tiểu són, đặc biệt với những phụ nữ có cơ niệu đạo bao quanh bàng quang suy yếu.
4. Đỗ Trọng
Đỗ Trọng là loại dược liệu quý có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt. Vì vậy dược liệu này có tác dụng bổ trợ, khắc phục hiệu quả chứng tiểu đêm nhiều lần.
Không chỉ vậy, đỗ trọng còn có tác dụng hạ huyết áp, giảm cholesterol trong máu, rất tốt với người cao tuổi, mắc bệnh lý mạch vành.
5. Hạt bí đỏ
Không chỉ đơn giản là “loại hạt ăn chơi hàng ngày”, hạt bí đỏ còn có tác dụng “thần kỳ” trong việc cải thiện chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu rắt. Tác dụng này là do hạt bí đỏ chứa hoạt chất phenolics có tác dụng làm giãn cơ bàng quang, niệu đạo; điều hòa hệ thống thần kinh – cơ kiểm soát hoạt động tiểu tiện, từ đó khắc phục hiệu quả tình trạng co bóp quá mức trong hội chứng bàng quang tăng hoạt OAB.
PV (T/h)