Chế độ và thói quen đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Vì vậy, cần phải có một chế độ ăn uống tốt và thói quen lành mạnh để đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, 3 thói quen xấu dưới đây lại rất nhiều người mắc phải, hãy đọc bài viết để bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé.
Nước chiếm 70% cơ thể người trưởng thành và 90% cơ thể trẻ sơ sinh. Nước có ở trong tất cả các bộ phận cơ thể và tham gia vào hết các hoạt động diễn ra trong cơ thể. Ngoài ra, nước còn tham gia tích cực trong quá trình điều tiết thân nhiệt, giữ độ ẩm, thanh lọc, làm sạch ruột. Việc bổ sung đủ lượng nước cần thiết là hết sức quan trọng.
Nhiều người thường chỉ uống nước khi cảm thấy khát. Uống nước không đủ sẽ khiến cơ thể mất nước, dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác liên quan đến sức khỏe như huyết áp sẽ hạ thấp, nhịp tim tăng dẫn đến lưu lượng máu đến não chậm. Bên cạnh đó, niêm mạc dạ dày mất nước có thể dẫn đến tăng lượng acid trong dạ dày và dễ gây ra chứng ợ nóng, cuối cùng tạo điều kiện gây viêm loét dạ dày.
Ngoài ra, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra sỏi thận cũng là do cơ thể thiếu nước. Chính vì vậy mà bạn nên uống đủ nước trong ngày. Thường thì mỗi ngày bạn nên uống 2-3 lít nước. Đặc biệt nên uống vào các thời điểm như buổi sáng sau khi ngủ dậy, trước bữa ăn, trước và sau khi tập thể dục, khi bị bệnh hay mệt mỏi,…
Bỏ bữa ăn sáng sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể, ngoài ra còn làm chậm quá trình trao đổi chất, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và không được tỉnh táo. Nếu với một cơ thể mệt mỏi thì bạn sẽ rất khó tập trung, phản ứng chậm chạp hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và học tập trong suốt cả ngày.
Hơn nữa, nhịn ăn sáng sẽ làm cho mật không có thức ăn để tiêu hóa, lâu dài dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ mật tiết ra sẽ dễ gây ra tình trạng sỏi mật.
Bên cạnh đó, việc bỏ bữa sáng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường type 2, viêm loét dạ dày, suy giảm miễn dịch, béo phì, táo bón…
Quá nhiều muối trong chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng toàn diện đến chuyển hóa trong cơ thể.
Thông thường lượng natri nạp vào cơ thể không được vượt quá 2.000 mg mỗi ngày. Nếu vượt quá ngưỡng này, có thể ức chế sự hấp thu các chất dinh dưỡng thích hợp và phá vỡ các chức năng sinh lý bình thường của cơ thể.
Thói quen ăn mặn khiến bạn đưa một lượng muối lớn vào cơ thể, kéo theo đó là chúng ta phải uống nhiều nước, làm tăng khối lượng máu tuần hoàn và khiến tim phải làm việc nhiều hơn.
Bên cạnh đó, ăn quá mặn cũng sẽ ảnh hưởng tới thận, khiến cơ thể phải thu nạp nhiều nước, dẫn tới tuần hoàn máu đến cầu thận tăng, buộc thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu. Không chỉ vậy, muối còn tương tác với vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày và tá tràng, rất nguy hiểm.
PV (T/h)