Ngủ bù vào cuối tuần, ăn sữa chua sau bữa ăn để nhanh tiêu hóa, súc miệng nước muối để bảo vệ răng... là các câu “thần chú“ quen thuộc, nhưng thật sự có đúng?
Ngủ bù vào cuối tuần
Việc làm thêm giờ và thức khuya trong tuần rồi ngủ bù vào cuối tuần là thói quen sai lầm của nhiều người. Thiếu ngủ kéo dài sẽ khiến cơ thể kiệt sức, giảm khả năng miễn dịch và thể lực.
Đồng thời, nếu ngủ quá lâu, tế bào não sẽ không nhận đủ oxy, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng. Đây là lý do khiến bạn cảm thấy mệt mỏi sau khi ngủ quá nhiều vào cuối tuần.
Uống chút rượu để dễ ngủ
Ban đầu khi uống vào rượu có thể rút ngắn thời gian chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, sau khi tác dụng của rượu mất dần, tình trạng thức giấc thường xuyên xảy ra, làm giảm chất lượng giấc ngủ nói chung.
Nếu giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn do uống rượu trước khi ngủ, đặc biệt là gián đoạn lâu dài, sức khỏe ban ngày và các chức năng nhận thức thần kinh như học tập, trí nhớ cũng sẽ bị tổn hại đáng kể.
Dùng sữa chua ngay sau bữa ăn để nhanh tiêu hóa
Nhiều người cho rằng ăn sữa chua hoặc đồ uống chứa axit lactic ngay sau bữa ăn có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa và làm săn chắc dạ dày. Thực tế ngược lại, ăn sữa chua sau khi ăn bữa chính từ một đến hai tiếng mới có tác dụng. Lúc này độ PH trong dạ dày đã ổn định tạo điều kiện tốt cho các lợi khuẩn phát triển.
Súc miệng bằng nước muối có thể bảo vệ răng
Súc miệng bằng nước muối là thói quen chăm sóc răng miệng của nhiều người. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối có thể khử trùng ở mức độ nhất định, giúp miệng sạch sẽ. Tuy nhiên, áp dụng cách này trong thời gian dài dễ gây rối loạn hệ vi sinh vật bình thường trong miệng, dẫn đến các vấn đề như loét miệng.
Uống sữa cho dễ ngủ
Về mặt lý thuyết uống sữa trước khi ngủ có thể dễ ngủ nhờ hàm lượng tryptophan và melatonin trong sữa có tác dụng điều hòa giấc ngủ. Nhưng thực tế cách này ít có tác dụng thực tế. Bởi hàm lượng tryptophan trong sữa rất nhỏ, khi vào cơ thể và đi lên não càng thấp hơn nên tác dụng hỗ trợ giấc ngủ kém.
Uống bột ngũ cốc tốt cho sức khỏe
Nghiền ngũ cốc nguyên hạt thành bột để tiêu thụ được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, những người mắc bệnh mãn tính cần đặc biệt chú ý. Ví dụ, đối với bệnh nhân tiểu đường, tiêu thụ quá nhiều bột ngũ cốc có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao.
Ngoài ra, do thực phẩm có chứa một lượng nhỏ chất béo nên sau khi nghiền thành bột, diện tích tiếp xúc với oxy trong không khí tăng lên rất nhiều, rất dễ xảy ra hiện tượng oxy hóa. Không chỉ giá trị dinh dưỡng bị giảm sút mà còn sản sinh ra một số chất có hại cho sức khỏe. Vì thế, nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt sẽ tốt hơn.
Ăn nhẹ nghĩa là ăn chay
Các bác sĩ thường khuyến nghị chế độ ăn nhẹ với những người bị tiểu đường, mỡ máu, huyết áp cao. Nhưng điều này không có nghĩa là phải ăn chay và không ăn cá, thịt, trứng, sữa.
Sự thật ăn nhẹ là chế độ ăn ít dầu mỡ, muối và đường. Thịt là nguồn protein chất lượng cao và cung cấp vitamin B rất tốt cho cơ thể.
Ăn cháo loãng tốt cho dạ dày
Cháo trắng và cháo kê là những công thức món ăn rất tốt cho dạ dày. Song chức năng dạ dày có đặc điểm "không dùng sẽ mất". Tiêu thụ đồ ăn loãng lâu ngày khiến khả năng tiêu hóa của dạ dày kém đi. Lý do vì cháo sẽ làm giảm co bóp và tiết dịch vị, từ đó không có lợi cho việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn do nhiều enzyme trong nước bọt đóng vai trò thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu.
Sau khi ăn cháo, thức ăn bán lỏng này đi trực tiếp vào dạ dày, tốc độ làm rỗng dạ dày sẽ được đẩy nhanh và thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày cũng rút ngắn lại. Theo thời gian, nhu động của dạ dày sẽ yếu đi và chức năng tiêu hóa tự nhiên suy giảm.
Nấu soup càng lâu thì càng bổ dưỡng
Người ta thường nói uống canh hầm rất tốt cho sức khỏe, nên đun sôi từ từ, nước soup càng đặc thì dinh dưỡng càng cao.
Thực tế dinh dưỡng của soup không liên quan gì đến thời gian ninh. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra soup được đun sôi càng lâu thì nguy cơ gây ra bệnh gút càng cao.
Nhiều người còn cho rằng thứ bổ dưỡng nhất trong soup chính là ở nước. Điều này là sai lầm. Cách uống canh hầm đúng nhất là ăn nửa bát canh với một ít nguyên liệu.
Uống vitamin C có thể ngừa cảm lạnh
Người lớn thường bị cảm lạnh khoảng 3-4 lần một năm, trong khi trẻ em có thể cao gấp đôi số này. Quan niệm vitamin C có thể phòng ngừa và điều trị cảm lạnh được lưu truyền rộng rãi, nhưng đáng tiếc một nghiên cứu đã phát hiện rằng uống vitamin C hàng ngày không thể ngăn ngừa và chữa khỏi cảm lạnh, cũng không thể rút ngắn quá trình lành bệnh hoặc giảm bớt các triệu chứng.
Bạn không nên tham lam, hiểu lầm khi cho rằng bổ sung càng nhiều vitamin C càng có lợi. Viện Y tế Quốc gia (NIH) từng khẳng định, lượng vitamin C cơ thể không hấp thụ hết sẽ được bài tiết khỏi cơ thể qua nước tiểu. Bổ sung lượng lớn vi chất này khiến bạn dễ đối diện với tình trạng co rút dạ dày, tiêu chảy và đau đầu.
PV (t/h)