Tuy không phải là một ngày lễ lớn trong năm, nhưng Tết Thanh Minh vẫn mang đậm nét văn hóa của người Việt. Đây là dịp để dân tộc hướng về cội nguồn, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Vậy Tết Thanh Minh 2024 là ngày nào? Việc cúng lễ trong năm Giáp Thìn có gì cần lưu ý? Mời bạn theo dõi trong bài viết dưới đây.
1. Tết Thanh Minh 2024 là ngày nào?
Thanh Minh là tên của tiết khí thứ 5 trong 24 tiết khí của năm. Ngày Thanh Minh hay còn gọi là Tết Thanh Minh tức là ngày đầu tiên diễn ra tiết khí này.
Cái tên Thanh Minh là một từ Hán – Việt, trong đó “thanh” có nghĩa là khí trong, còn “minh” là sáng sủa. Thanh Minh có nghĩa là trời mát mẻ, quang đãng.
Thông thường, tiết khí Thanh Minh kéo dài khoảng 15-16 ngày, bắt đầu từ ngày 4-5/4 dương lịch (sau khi kết thúc tiết Xuân Phân), kéo dài đến ngày 19-20/4 dương lịch (trước tiết Cốc Vũ).
Trong năm 2024 này, Tết Thanh Minh rơi vào ngày 4/4/2024 dương lịch (tức ngày 26/2 âm lịch năm Giáp Thìn).
Tiết Thanh Minh năm 2024 sẽ kéo dài từ ngày 4/4/2024 tới ngày 19/4/2024 dương lịch.
2. Thanh Minh 2024 là dịp gì?
Tết Thanh Minh vốn quen thuộc với người Việt qua những câu thơ nổi tiếng trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du:
"Thanh Minh trong tiết tháng Ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh..."
Những câu này khiến mọi người nghĩ rằng Tết Thanh Minh luôn diễn ra vào tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên, thực chất các tiết khí được tính theo lịch dương và không có ngày cố định, mỗi năm sẽ có một chút xê dịch.
Tết Thanh Minh là khoảng thời gian thời tiết ôn hòa, sáng sủa, không khí mát mẻ dễ chịu, vạn vật sinh sôi, tươi tốt. Đây cũng là thời điểm thích hợp người Việt tưởng nhớ tổ tiên và người thân đã mất bằng việc sửa sang lại mộ phần, bởi thế Tết Thanh Minh được coi là dịp hướng về nguồn cội.
Vào ngày Thanh Minh, không chỉ người lớn mà cả trẻ con cũng được cho ra mộ để thăm viếng, bái tế tổ tiên, thân nhân đã khuất. Việc làm này vừa để lớp thế hệ sau nhận biết phần mộ của gia tộc, tiếp nối truyền thống uống nước nhớ nguồn của thế hệ trước, vừa học hỏi dần để tiếp nhận, tiếp nối phong tục truyền thống.
Vào ngày này, mọi người trong gia đình quây quần, tụ họp cùng nhau dâng mâm cúng, quét dọn, sửa sang phần mộ gia đình (cả những nấm mồ vô chủ), thể hiện lòng thành kính, tôn trọng với ông bà tổ tiên đã khuất, cầu mong gia đạo bình an.
Ngoài ra, đây cũng được xem là dịp mọi người trong nhà tụ họp, gắn kết tình cảm gia đình, dạy cho con cháu đời sau những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
3. Ngày Thanh Minh 2024 là ngày tốt hay ngày xấu?
Như đã nói ở trên, ngày Tết Thanh Minh 2024 là ngày 4/4/2024, tức là ngày 26/2 âm lịch.
Ngày này thuộc Trực Thu (Thu hoạch tốt. Kỵ khởi công, xuất hành, an táng).
Ngày Thanh Minh 2024 là ngày Mậu Tuất; tức Can Chi tương đồng (Thổ), là ngày cát.
Cũng theo Lịch vạn niên, trong ngày này, những người tuổi Canh Thìn, Bính Thìn bị xung ngày, nên lưu ý cân nhắc công việc trong ngày để không gặp chuyện xui xẻo ngoài ý muốn.
- Xuất hành ngày Thanh Minh năm 2024
Ngày xuất hành: Là ngày Thiên Môn - Xuất hành làm mọi việc đều vừa ý, cầu được ước thấy mọi việc đều thành đạt.
Hướng xuất hành: Đi theo hướng Bắc để đón Tài thần, hướng Đông Nam để đón Hỷ thần.
- Giờ đẹp xuất hành ngày Thanh Minh năm 2024
Các khung giờ đẹp:
3h-5h, 15h-17h | Tiểu cát: TỐT | Rất tốt lành, xuất hành giờ này thường gặp nhiều may mắn. Buôn bán có lời. Phụ nữ có tin mừng, người đi sắp về nhà. Mọi việc đều hòa hợp, trôi chảy tốt đẹp. Có bệnh cầu sẽ khỏi, người nhà đều mạnh khỏe. |
7h-9h, 19h-21h | Đại An: TỐT | Xuất hành vào giờ này thì mọi việc đa phần đều tốt lành. Muốn cầu tài thì đi hướng Tây Nam – Nhà cửa yên lành. Người xuất hành đều bình yên. |
9h-11h, 21h-23h | Tốc hỷ: TỐT | Xuất hành giờ này sẽ gặp nhiều điềm lành, niềm vui đến, nhưng nên lưu ý nên chọn buổi sáng thì tốt hơn, buổi chiều thì giảm đi mất 1 phần tốt.
Nếu muốn cầu tài thì xuất hành hướng Nam mới có hi vọng. Đi việc gặp gỡ các lãnh đạo, quan chức cao cấp hay đối tác thì gặp nhiều may mắn, mọi việc êm xuôi, không cần lo lắng. Chăn nuôi đều thuận lợi, người đi có tin về. |
Các khung giờ hắc đạo:
11h-13h, 23h-1h | Lưu niên: XẤU | Nghiệp khó thành, cầu tài mờ mịt. Kiện cáo nên hoãn lại. Người đi chưa có tin về. Mất của, đi hướng Nam tìm nhanh mới thấy. Nên phòng ngừa cãi cọ. Miệng tiếng rất tầm thường.
Việc làm chậm, lâu la nhưng làm gì đều chắc chắn. Tính chất cung này trì trệ, kéo dài, gặp xấu thì tăng xấu, gặp tốt thì tăng tốt. |
1h-3h, 13h-15h | Xích khẩu: XẤU | Xuất hành vào giờ này hay xảy ra việc cãi cọ, gặp chuyện không hay do "Thần khẩu hại xác phầm", phải nên đề phòng, cẩn thận trong lời ăn tiếng nói, giữ mồm giữ miệng. Người ra đi nên hoãn lại. Phòng người người nguyền rủa, tránh lây bệnh.
Nói chung khi có việc hội họp, việc quan, tranh luận… tránh đi vào giờ này, nếu bắt buộc phải đi thì nên giữ miệng dễ gây ẩu đả cãi nhau. |
5h-7h, 17h-19h | Không vong/Tuyệt lộ: XẤU | Đây là giờ Đại Hung, rất xấu. Xuất hành vào giờ này thì mọi chuyện đều không may, rất nhiều người mất của vào giờ này mà không tìm lại được. Cầu tài không có lợi, hay bị trái ý, đi xa e gặp nạn nguy hiểm.
Chuyện kiện thưa thì thất lý, tranh chấp cũng thua thiệt, e phải vướng vào vòng tù tội không chừng. Việc quan trọng phải đòn, gặp ma quỷ cúng tế mới an. |
Tuy nhiên, việc lựa chọn giờ xuất hành không nên phụ thuộc vào quy luật phong thủy mà phải xét nhiều yếu tố khác như điều kiện, hoàn cảnh, sự chuẩn bị... Các gợi ý về ngày, giờ tốt chỉ có giá trị tham khảo.
4. Cách sắm sửa lễ cúng Tết Thanh Minh 2024
Tết Thanh Minh là một ngày lễ quan trọng thể hiện nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng thờ cúng được truyền từ ngàn đời xưa của người Việt, nên rất được mọi người chú trọng.
Vì vậy, một mâm cúng chỉn chu là điều cần thiết, không cần quá xa hoa chỉ cần mâm cúng tươm tất theo khả năng của từng gia đình, là đủ để bày tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ những người đã khuất.
Các lễ vật cúng Tết Thanh Minh thường sẽ có: Đèn, chè, hoa, quả, hương, rượu, nước trong, tiền vàng, trầu cau, mâm cỗ chay hoặc mâm cỗ mặn,… tùy theo sự chuẩn bị của gia đình.
Lễ cúng Thanh Minh được chia thành 2 phần chính: Cúng tại mộ và cúng tại gia. Mỗi nơi lại có những cách chuẩn bị khác nhau.
- Khi cúng ở mộ phần tổ tiên:
Thủ tục đầu tiên trong lễ cúng Thanh Minh là tiến hành cúng ở mộ phần tổ tiên.
Các lễ vật cần chuẩn bị gồm:
- Hương, đèn, trầu cau, nước trà hoặc nước trong
- Tiền vàng và văn khấn để xin lộc.
- Mâm cỗ chay gồm xôi, chè trôi, nải chuối tươi, thêm 1 số loại trái cây như cam hoặc táo, gạo muối, bỏng, bơ, chén mật ong…
- Mâm cỗ mặn có thêm các món thịt gà luộc, giò chả, rượu.
Khi làm lễ tảo mộ ở ngay ngoài mộ phần gia chủ tiến hành sắp xếp đồ cúng, lưu ý hoa quả, tiền vàng được đặt chung, nhưng lễ mặn thì đặt riêng.
Sau đó thắp nhang, đèn ở tất cả các bát hương, chỉ nên cắm 1 hoặc 3 nén, kiêng kỵ cắm 2 nén và vái 3 lần để tỏ lòng thành với quan thổ công thổ địa rồi mới mời gia tiên trở về và bắt đầu đọc bài khấn vái cho tiết Thanh Minh.
Khi tuần hương được 2/3 lúc này mọi người có thể tạ lễ, hóa vàng, xin lộc và chuẩn bị ra về.
Khi lễ cúng hoàn tất, mọi người sửa sang dọn dẹp về nhà để làm lễ cúng tại gia. Bên cạnh đó, mọi người có thể thắp một nén hương cho các ngôi mộ xung quanh để tỏ lòng thành kính và chia sẻ.
- Khi cúng tại nhà:
Gia đình cần dọn dẹp nơi thờ cúng sạch sẽ và nhà cửa ngăn nắp, sạch đẹp trước khi làm lễ.
Lễ vật cúng tại gia cũng không yêu cầu quá cầu kỳ, tùy thuộc vào điều kiện và thông tục của mỗi gia đình. Thông thường mâm cúng Tết Thanh Minh có đầy đủ các món như xôi, chè, trái cây và các món mặn như thịt gà, canh măng, món xào. Các lễ vật như trầu cau, nước trong, hoa tươi, tiền vàng.
Bên cạnh đó, một số gia đình không có thông tục nấu mâm cỗ cúng tết Thanh Minh, chỉ dâng hoa và trái cây sau đó thắp hương tỏ lòng thành kính.
Người làm lễ cần ăn mặc gọn gàng, lịch sự, thành kính thắp hương, vái lạy và đọc to rõ văn khấn, Sau khi cháy hết 1 tuần hương, gia đình hóa vàng và xin lộc, hạ lễ mâm cơm mời các thành viên trong gia đình cùng nhau ăn uống.
5. Văn khấn Tết Thanh Minh ngoài mộ - tại nhà chuẩn nhất
6. Nên – không nên làm gì trong dịp Thanh Minh 2024?
- Những việc nên làm:
- Đi tảo mộ: Đối với người Việt Nam ngày Tết Thanh Minh là ngày để con cháu tưởng nhớ hướng về tổ tiên nguồn cội mình. Con cháu sẽ chuẩn bị lễ vật và thắp hương trước mộ của người đã khuất, sau đó sẽ tiến hành dọn dẹp mộ phần mong tổ tiên phù hộ cho con cháu khỏe mạnh bình an. Đây cũng là dịp cả gia đình cùng nhau ăn uống sum vầy, trò chuyện bên nhau gắn kết tình nghĩa huyết thống trong gia đình mình.
- Chuẩn bị mâm cúng tổ tiên: Trong ngày này ngoài việc tảo mộ thì tục cúng hay chuẩn bị mâm cỗ cũng là một phần quan trọng được nhiều người coi trọng. Mọi người trong gia đình sẽ đi chợ mua đồ để chuẩn bị mâm cúng, tùy theo phong tục và địa phương mâm cúng chuẩn bị sẽ khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là một mâm cơm bình thường để mời cơm ông bà tổ tiên cùng nhau ăn uống sum vầy chứ không khoa trương hay mở yến tiệc linh đình.
Hành lễ thanh tẩy: Ngoài các chuẩn bị về vật phẩm, việc thực hiện lễ thanh tẩy cũng là điều quan trọng trong chuẩn bị Tết Thanh Minh. Hành lễ giúp gia đình loại bỏ những năng lượng tiêu cực, tạo nên không khí trong lành và an lành cho ngôi nhà.
- Những việc không nên làm:
Mộ phần tổ tiên là một trong những nơi đặc biệt linh thiêng. Vì vậy, theo quan niệm dân gian, bất kể hành động nào mạo phạm tổ tiên đều khiến gia đình gặp nhiều xui xẻo. Do đó, bạn nên lưu ý những điều sau để tránh gặp xui xẻo sau khi đi tảo mộ:
- Không giẫm đạp, đá đồ cúng ở mộ phần người khác khi làm lễ cúng ngoài mộ tổ tiên. Điều này sẽ mang đến vận xui cho bạn, nhất là trẻ nhỏ, thanh niên cần lưu ý.
- Phụ nữ đang trong kỳ hành kinh, phụ nữ có thai hay người bị phong hàn thấp khớp thì không nên đi tảo mộ để tránh nhiễm khí lạnh, năng lượng xấu ở đây.
- Không nên chụp ảnh kỷ niệm ở khu vực nghĩa trang, đặc biệt là chụp ở gần bia mộ.
- Không nên bàn tán chỉ trỏ vào mộ người khác để tránh mang xui xẻo đến cho mình cũng như đây là việc bày tỏ sự tôn trọng với người đã mất.
- Dọn dẹp bằng khăn sạch, chổi sạch, đặc biệt chỉ được dùng khăn sạch để lau di ảnh.
- Không nói chuyện lớn tiếng trong quá trình tảo mộ.
- Không nên đi tảo mộ lúc tờ mờ sáng hoặc chập choạng tối nhằm tránh chướng khí có thể ảnh hưởng xấu đến người đi viếng mộ.
- Những người sức khỏe yếu khi trở về nhà nên bước qua chậu than hoặc tắm nước lá bưởi để xua đi khí độc.
7. Tết Thanh Minh nên ăn gì để gặp nhiều may mắn?
Bên cạnh việc chuẩn bị lễ cúng thật tươm tất, bạn và gia đình cũng có thể ăn các món ăn phù hợp với dịp Thanh Minh để tăng phần may mắn.
Trong ngày Tết Thanh Minh, bữa ăn không chỉ mang đến nét truyền thống mà còn là cơ hội để gia đình sum vầy, tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Để tạo nên bữa cơm hội tu truyền thống và đầy đủ ý nghĩa, các món ăn dưới đây là lựa chọn phổ biến và đặc trưng:
- Gà luộc: Gà luộc được coi là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong bữa cơm Tết Thanh Minh. Thịt gà mềm, thơm ngon không chỉ làm giàu bữa cơm mà còn mang ý nghĩa tốt lành, biểu tượng cho sự sum họp và hạnh phúc trong gia đình.
- Xôi gấc: Màu đỏ rực rỡ của xôi gấc tượng trưng cho sự may mắn và sung túc. Hương vị đặc trưng của xôi gấc cùng với màu sắc tinh tế tạo nên một phần quan trọng của bữa ăn Tết Thanh Minh, làm cho không khí trở nên ấm áp và trang nghiêm.
- Xôi đậu xanh: Món xôi đậu xanh thơm ngon, nhẹ nhàng không chỉ ngon miệng mà còn tượng trưng cho sự bền vững, sức khỏe và niềm vui.
- Canh măng chân giò: Là một món canh truyền thống, hấp dẫn với hương vị đặc trưng của măng, thêm vào đó là chân giò thơm ngon.
- Canh nấm: Là một món canh nhẹ nhàng, giàu chất dinh dưỡng. Với hương vị tinh tế, canh nấm không chỉ là sự bổ sung cho bữa cơm mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với thực phẩm từ thiên nhiên.
- Nem chay: Món ăn này không chỉ là sự lựa chọn tốt cho những người ăn chay mà còn mang đến sự phong phú và ngon miệng cho bữa cơm Tết Thanh Minh.
- Trái cây: Những loại trái cây tươi ngon, màu sắc đa dạng không chỉ mang lại sự tươi mới mà còn là lựa chọn lành mạnh và giàu chất dinh dưỡng cho cả gia đình.
8. Dự đoán vận mệnh em bé sinh vào tiết Thanh Minh 2024
Tiết Thanh Minh năm 2024 diễn ra từ ngày 4/4/2024 tới ngày 19/4/2024, tức là từ 26/2 âm lịch tới 11/3 âm lịch năm Giáp Thìn. Như vậy các em bé sinh vào tiết khí này tuổi Giáp Thìn, tháng sinh là tháng 2 âm lịch hoặc tháng 3 âm lịch.
- Em bé sinh vào tháng 2 âm lịch năm Giáp Thìn:
Theo sinh con năm 2024, tháng 2 âm lịch được coi là một trong những tháng sinh đẹp nhất năm.
Em bé tuổi Thìn sinh ra khoảng thời gian tiết Thanh Minh này sẽ là người có số phận may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thành công vang dội, tương lai được nhiều người kính nể.
Em bé này luôn tự tin, giữ được những suy nghĩ tích cực, lạc quan, lại biết đối nhân xử thế nên được nhiều người yêu mến. Ngay từ khi còn nhỏ, em bé này đã chăm chỉ và tự giác trong việc học, không cần đến sự thúc giục của thầy cô hoặc cha mẹ. Lớn lên, người tuổi này thường nhận được sự giúp đỡ của quý nhân nên thăng tiến nhanh chóng.
Sự nghiệp phát triển mạnh mẽ nên tiền bạc cũng dư dả, cả đời không phải lo đến chuyện thiếu tiền tiêu. Người làm kinh tế lúc nào cũng có khách hàng, đối tác đông đúc.
Em bé này thường thu hút được sự chú ý của nhiều người khác giới. Chỉ cần thận trọng và chân thành trong tình cảm thì sẽ nhanh chóng tìm được nửa kia phù hợp.
- Em bé sinh vào tháng 3 âm lịch năm Giáp Thìn:
Nếu ngày sinh của bé rơi vào những ngày tiết Thanh Minh trong tháng 3 âm lịch, đây cũng là một tháng nhiều may mắn, hứa hẹn cuộc đời bé suôn sẻ, có nhiều cơ hội thể hiện bản thân, công danh tài lộc đủ đầy.
Trẻ là người thông minh nho nhã, học một biết mười. Nhờ có ý chí kiên cường mà em bé này không dễ dàng chịu khuất phục trước khó khăn, ngay từ khi còn bé đã có nhiều hoài bão. Bản mệnh thông minh sáng dạ, tiếp thu kiến thức nhanh chóng lại không kiêu ngạo, lơ là nên luôn giữ được vị trí đứng đầu trong tập thể, được thầy cô, cấp trên yêu quý.
Người này có máu làm giàu, không ngại là người đi tiên phong, vì thế dễ dẫn đầu xu hướng, tạo dựng được uy tín và hình ảnh tốt, kiếm về khoản lời lãi đáng ngưỡng mộ.
Em bé này biết quan tâm đến người khác nên các mối xã giao hài hòa, dễ được nhiều người ngưỡng mộ hoặc được giới thiệu cho những đối tượng triển vọng.
Trên đây Lịch Ngày Tốt đã giải đáp cho bạn đọc về vấn đề Tết Thanh Minh 2024 là ngày nào, cùng với các thông tin khác như cách sắm sửa lễ cúng, những lưu ý cần thiếu… Hy vọng thông qua đó bạn đã biết thêm kiến thức về tết Thanh Minh – một dịp lễ đặc biệt trong văn hóa truyền thống của dân tộc.
PV (T/h)