Bên cạnh hệ thống thông gió tự nhiên qua cửa sổ, cửa đi hay giếng trời thì việc thiết kế, lắp đặt các hệ thống thông gió cơ khí là điều cần thiết để cải thiện chất lượng không khí trong không gian sống.
Một không gian sống tiện nghi bao gồm nhiều yếu tố. Đó là chất lượng của thiết kế kiến trúc ở cả công năng và thẩm mỹ, chất lượng xây dựng - vật liệu bền vững, các hệ thống - thiết bị kỹ thuật hiện đại, tiện dụng, thông minh… Đó là những điều kiện tiền đề cho một ngôi nhà, một không gian sống tiện nghi; nhưng chưa đủ. Còn một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sống, đó là không khí.
Không khí có ý nghĩa rất lớn tới cuộc sống của con người. Trong cuộc sống, dù theo nghĩa sinh học hay xã hội, chúng ta có thể thiếu thốn thứ gì đó, nhưng không thể thiếu không khí.
Theo thông số y khoa, một người trưởng thành hít thở khoảng 10.000 lít không khí mỗi ngày, với hàm lượng oxy cần thiết là khoảng 20% trong không khí. Như vậy, nếu bạn ở trong phòng diện tích 10m2 và chiều cao là 3m thì sẽ có thể tích là 30m3, tương ứng với 30.000 lít không khí, đủ thở cho 3 ngày. Nhưng trong thực tế, ở đô thị - nhất là Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh, rất nhiều nhà phố chật hẹp với các không gian có mật đô cư trú đông, tiện nghi thấp, thiếu thông gió thì việc thiếu không khí sạch (bao hàm cả oxy trong đó) là chuyện thường xuyên xảy ra.
Ở một góc khác, những ngôi nhà có "điều kiện" có những phòng riêng cho các thành viên, nhưng vì lý do "riêng tư" các phòng này luôn đóng cửa kín mít thì không khí không lưu thông được, không gian cũng trở nên thiếu dưỡng khí. Thiếu không khí sạch, và cụ thể là thiếu oxy dành cho hô hấp trong thời gian dài, có thể dẫn tới nhiều bệnh về hô hấp, tuần hoàn, tim mạch…; thiếu oxy cấp tính dẫn tới những triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, buồn nôn, rối loạn nhịp tim - mạch, thị lực giảm, ý thức giảm… và ở mức độ cao có thể dẫn tới ngất và tử vong.
Trên đây chúng ta đang nói về không khí trong điều kiện lý tưởng, nhưng trong môi trường nhà ở không khí còn chứa nhiều loại khí khác không có lợi cho hô hấp như khí carbonic thải ra khi thở, hay có độc tố như các loại khí thải từ bếp nấu, từ phòng vệ sinh hay hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) từ các loại vật liệu xây dựng, đồ gỗ nội thất làm cho không khí thêm nhiễm bẩn. Nếu như thông gió nhà ở không tốt thì không khí không sạch, không khí nhiễm độc chính là một nguyên nhân chính dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Ở một góc khác, những ngôi nhà có "điều kiện" có những phòng riêng cho các thành viên, nhưng vì lý do "riêng tư" các phòng này luôn đóng cửa kín mít thì không khí không lưu thông được, không gian cũng trở nên thiếu dưỡng khí. Thiếu không khí sạch, và cụ thể là thiếu oxy dành cho hô hấp trong thời gian dài, có thể dẫn tới nhiều bệnh về hô hấp, tuần hoàn, tim mạch…; thiếu oxy cấp tính dẫn tới những triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, buồn nôn, rối loạn nhịp tim - mạch, thị lực giảm, ý thức giảm… và ở mức độ cao có thể dẫn tới ngất và tử vong.
Trên đây chúng ta đang nói về không khí trong điều kiện lý tưởng, nhưng trong môi trường nhà ở không khí còn chứa nhiều loại khí khác không có lợi cho hô hấp như khí carbonic thải ra khi thở, hay có độc tố như các loại khí thải từ bếp nấu, từ phòng vệ sinh hay hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) từ các loại vật liệu xây dựng, đồ gỗ nội thất làm cho không khí thêm nhiễm bẩn. Nếu như thông gió nhà ở không tốt thì không khí không sạch, không khí nhiễm độc chính là một nguyên nhân chính dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Relife