Đức Phật dạy rằng: ''Phúc đức tại mẫu'', người làm cha mẹ có ảnh hưởng lớn tới cuộc đời của con. Rốt cuộc ở đời mấy ai hiểu rằng, tích đức mới là thứ tốt nhất có thể để lại cho con cháu đời sau.
Cuộc đời vô thường, chúng ta đến với thế giới chẳng mang theo thứ gì, khi chết rồi cũng không mang đi được một xu.
Vì vậy, đối với người khôn ngoan, điều mà một người thực sự nên tiết kiệm là phước, điều này tốt hơn tiết kiệm tiền chục triệu lần. Chỉ có tu tâm dưỡng tính, tích đức mới để lại nhiều phúc cho con cháu.
Từng có một thương nhân giàu có keo kiệt, một lần thiên tai lớn xảy ra ở địa phương, một thiền sư hy vọng rằng ông có thể quyên góp quần áo, tiền bạc để giúp đỡ những người bị nạn.Vị doanh nhân giàu có chỉ giả điếc và hoàn toàn không muốn chi tiền của mình.
Thiền sư hỏi anh ta: "Anh có biết cách giữ tiền là gì không?"
Doanh nhân giàu có tự hào nói: "Nếu tiền trong tay của ta mà không tiêu thì tiền tự nhiên sẽ tăng lên!"
Thiền sư nghe xong chỉ biết lắc đầu bỏ đi mà không nói gì thêm.
Sau này, trước khi qua đời, vị thương nhân giàu có này đã chia sẻ số tài sản mà ông tích lũy được trong đời cho hai con trai của mình, ngoài việc mong con trai sống tốt, ông còn muốn 2 con trai nối tiếp sự nghiệp của mình và gia đình.
Thật đáng tiếc khi hai người con trai đã có được khối tài sản khổng lồ trong tay thì chỉ trong một thời gian ngắn đã tiêu hết số tiền mà người cha giàu có đã để lại.
Hóa ra, hai người con trai nghĩ mình có đủ tiền bạc, của cải, từ nhỏ đã không được giám sát, lại nhiễm nhiều tệ nạn như cờ bạc, rượu chè. Bây giờ có thêm của cải trong tay lại càng sa sút nhanh chóng, nên chẳng mấy chốc cả hai đều mất hết tài sản, lần lượt chết vì nghèo.
Vị thương nhân giàu có khi chết thì nằm trong số những người giàu có, và để lại cho con cái họ rất nhiều tài sản nhưng các con của ông ta lại chết vì nghèo. Có thể thấy rằng, nếu bạn giàu có thế nào đi chăng nữa mà con cháu không được hưởng thì chắc chắn sẽ không giữ được một đồng nào, tiền bạc cũng vì bệnh tật, hay trộm cướp mà ra đi.
Sự tu thân của cha mẹ trong gia đình rất cần thiết, không những cho bản thân mà còn để lại âm đức cho con cháu. Sự tu thân đó ví như cha mẹ đang gieo trồng một cây ăn quả ngon ngọt. Sau một thời gian, cây này được trổ hoa kết quả thì chính cha mẹ là người hưởng trước. Sau khi qua đời, con cháu vẫn thừa hưởng cái lộc của cha mẹ để lại.
Ông trời luôn đối xử công bằng với bất cứ ai. Nếu biết tiết kiệm, chịu đựng khó khăn bây giờ sẽ được hưởng phúc trong tương lai; làm điều tốt và cho đi, tích lũy âm đức ắt sẽ thu hút được nhiều phước đức hơn. Nếu cha mẹ muốn con cái sau này không phải khổ, hãy sống tốt ngay bây giờ để tích đức cho con cái.
Những phước lành mà con cái được hưởng thực sự là những đức tính do cha mẹ chúng tích lũy được. Chỉ có đức hạnh mới là gốc của kết quả tốt; chỉ có tích lũy thiện mới là con đường dẫn đến vận may trường tồn.
Nếu con trẻ được giáo dục đạo đức và tài giỏi thì không nhất thiết phải dùng đến tiền của để lại, con trẻ mà không thể phát đạt, không chăm lo tu dưỡng đạo đức thì có cả núi tiền để lại rồi cũng tiêu tán, cho nên chi bằng lưu lại âm đức cho con cháu, đây mới là tài sản vô giá vĩnh hằng.
Relife