Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn nghe thấy một số câu nói khó hiểu từ những người lớn tuổi xung quanh mình, đó là những câu nói được truyền miệng từ xa xưa, nó không những có giá trị mà còn có thể ảnh hưởng đến quan niệm khoa học của chính chúng ta.
Có những câu nói xưa đáng để chúng ta suy nghĩ và tìm tòi, vẫn có tác dụng định hướng nhất định đối với cuộc sống hiện tại của chúng ta. Câu nói: "Xây nhà chớ thêm phòng, người sống chớ nằm trên giường người chết”, đây là lời khuyên của tổ tiên để lại cho con cháu mai sau, vậy câu này có ý nghĩa gì?
Xã hội ngày nay nhà cao tầng đầy rẫy, có vô số tòa nhà cao hàng chục tầng, đây cũng là một biểu hiện của sự phát triển xã hội. Thậm chí ở nhiều vùng ngoại ô, nông thôn cũng có thể nhìn thấy những tòa nhà cao 4 - 5 tầng ở khắp nơi. Tuy nhiên, thời xưa thì nhà cao tầng gần như không xuất hiện, dinh thự của các vương hầu, quý tộc cũng chỉ được làm một tầng hay những ngôi nhà gỗ.
Tại sao lại như vậy? Có thể là do công nghệ xây dựng thời cổ đại không đủ tốt? Hay phong cách kiến trúc này không được đón nhận?
Trên thực tế, những yếu tố này đều không phải, mà liên quan đến kết cấu nhà cổ và vật liệu sử dụng, trình độ khoa học kỹ thuật thời cổ đại còn lạc hậu. Đối với những dinh thự xa hoa, phần lớn vật liệu được con người sử dụng khi xây dựng đều là gỗ, chẳng hạn như Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh ngày nay. Toàn bộ dinh thự được xây dựng bằng gỗ và liên kết bởi các mộng. Phương pháp xây dựng kiểu này không sử dụng đinh hay các chất kết dính khác mà sử dụng phương pháp liên kết giữa các cấu kiện bằng gỗ, dù khó thi công nhưng độ liên kết và an toàn rất cao.
Đối với những căn nhà của người dân bình thường, thợ xây dựng có thể không chuyên nghiệp, hầu hết nhà của họ đều được làm bằng tường gạch nung, xà gỗ… so với xi măng thì độ chắc chắn kém hơn rất nhiều. Vì vậy, nếu người xưa xây nhà cao tầng thì chẳng khác nào “tự sát”.
Câu nói: “Xây nhà chớ thêm tầng” nghĩa là đừng nói những căn nhà đã xuống cấp, kể cả những căn nhà mới xây cũng không thể chịu trước trọng lượng quá lớn, mù quáng xây thêm tầng sẽ khiến tường và móng bị hỏng. Sống trong một ngôi nhà như vậy rất nguy hiểm và đe dọa tính mạng của các thành viên trong gia đình.
Thứ hai là nửa sau của câu: “Người sống không ngủ trên giường người chết”, nhiều người có thể lầm tưởng rằng người xưa tin vào sự tồn tại của ma quỷ, nghĩ rằng sau người thân qua đời ở nhà. Chiếc giường trước khi qua đời sẽ có mùi “xác chết”, điều này không may mắn đối với người sống, đồng thời cũng làm mất đi vận may của bản thân. Hơn nữa ngủ trên chiếc giường đã có người chết ít nhiều cũng ảnh hưởng tới tâm lý.
Tuy nhiên đây không phải nguyên nhân chính, chủ yếu là từ góc độ vệ sinh và y học. Thông thường, người thân chết ở nhà là người già yếu hoặc là người bị bệnh nặng, những người này có thể sẽ phải nằm trên giường một thời gian dài trước khi chết. Trong quá trình này, vi khuẩn và thậm chí một số vi rút gây bệnh do họ mang theo rất có thể sẽ bám vào chăn ga gối đệm.
Ý thức vệ sinh của người xưa không tốt như bây giờ, chưa kể phần lớn người dân không biết gì về một số kiến thức y học hiện đại, dẫn tới việc những người nằm trên giường của người đã chết sẽ mắc một số bệnh kỳ lạ, sức khỏe yếu kém. Lúc này họ sẽ nghĩ rằng nguyên nhân là do đồ dùng của người chết, do tà ma. Cuối cùng, họ sẽ đốt hết những đồ dùng của người chết, có thể coi như một sự vĩnh biệt cuối cùng với người thân, bệnh tật cũng từ đây mà tránh xa.
PV (T/h)