Một đứa trẻ có tính tự ti, lớn lên với lòng tự trong thấp thường xuất thân từ 4 kiểu gia đình này.
Một nghiên cứu của Đại học Harvard từng chỉ ra, không phải IQ, chính sự tự tin và sự tò mò mới là 2 yếu tố then chốt giúp một đứa trẻ đạt được những thành công khi trưởng thành. Quả thật, sự tự tin đóng vai trò rất quan trọng. Dù bạn tài giỏi đến mấy nhưng lúc nào cũng tự ti, có lòng tự trọng thấp, không dám thể hiện mình thì khó lòng mà đạt được thành công.
Một đứa trẻ có tính tự ti, lớn lên với lòng tự trong thấp thường xuất thân từ 4 kiểu gia đình này.
Gia đình có yếu tố bạo lực
Loại bạo lực này không nhất thiết là bạo lực về thể chất, đôi khi bạo lực bằng lời nói còn đáng sợ hơn. Cha mẹ nên đặc biệt chú ý đến điều này, đừng khiển trách trẻ một cách bừa bãi, nếu không sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và nổi loạn. Chúng ta nên hiểu sâu sắc điều này và cha mẹ nên cẩn thận đừng cãi nhau trước mặt con cái. Vì đối với trẻ nhỏ, cha mẹ luôn là một trong những tấm gường, những “vị anh hùng” mà trẻ nhỏ luôn ngưỡng mộ. Nếu cha mẹ cãi nhau thì chẳng khác nào... “trời sập”, trẻ sẽ thiếu cảm giác an toàn, cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ.
Những gia đình hay so sánh con cái
Một số cha mẹ thích so sánh con người khác với con mình, nhưng đối với trẻ em, sự trách móc, so sánh thiếu hiểu biết của cha mẹ sẽ chỉ khiến chúng không thể nhận ra giá trị và năng lực của mình, cảm thấy mình thật vô dụng. Đứa trẻ lớn lên trong sự so sánh đó sẽ luôn có xu hướng sống khép kín, cho rằng bản thân mình chẳng làm gì được. Một khi những cảm xúc như vậy nảy sinh thì rất tệ cho trẻ. Một số bậc cha mẹ thích so sánh con mình trước mặt người ngoài, điều này sẽ gây hại cho con nhiều hơn.
Gia đình thiếu sự đồng hành
Cha mẹ đôi khi thiếu đi sự đồng hành mà lẽ ra con cái phải có vì lý do công việc, nhưng cha mẹ nên biết rằng đặc biệt trẻ từ 0-3 tuổi cần sự đồng hành của cha mẹ nhất và là thời điểm tốt nhất để thiết lập một mái ấm an toàn cho trẻ. Giai đoạn tốt nhất để xây dựng sự gắn kết cho trẻ là giai đoạn này, cha mẹ không thể để con mình bị bỏ lại phía sau, nếu không sẽ khiến nội tâm của trẻ mất cân bằng, dần dần trở nên sống khép kín, thiếu tự tin.
Cha mẹ kể nghèo: "Nhà mình không có tiền"
Đối với nhiều bậc cha mẹ, việc nói với con "ở nhà thiếu tiền" có thể khiến con học được cách tiết kiệm. Nhưng việc thổi phồng quá mức "nhà mình rất nghèo" có thể khiến trẻ bị tự ti, luôn cảm thấy thiếu thốn. Lâu dần những cảm xúc này làm trẻ luôn cảm thấy bản thân kém cỏi so với những đứa trẻ khác.
"Không dư dả" và "nghèo" là 2 khái niệm khác biệt. Khi cha mẹ cứ nhắc đi nhắc lại "nhà mình nghèo lắm", "nhà mình rất nghèo" sẽ chỉ khiến đứa trẻ cảm thấy bức bách về tinh thần. Giống như một cư dân mạng từng chia sẻ về câu chuyện thật của mình: "Bố mẹ tôi luôn nhắc về cái nghèo. Tôi lớn lên trong sự tự ti, không biết ăn diện, không muốn tiêu tiền mua đồ cho bản thân, chỉ biết chịu đựng sự bắt nạt".
Sự tự tin của trẻ không phải bẩm sinh mà được hình thành nhờ cách giáo dục của cha mẹ. Đó là việc mang đến cho trẻ cảm giác thỏa mãn về tinh thần, dạy trẻ “làm việc chăm chỉ dù khó khăn đến đâu” và luôn là tấm gương tinh thần dạy trẻ đối mặt với cuộc sống.
pv (t/h)