Nếu như bạn đang giữ thói quen này thì hãy từ bỏ ngay để các con không trở nên bạo lực, hỗ láo nhé.
Cha mẹ đừng bao giờ nghĩ rằng con mình không ngoan, sao mình lại đẻ ra đứa con như thế nhỉ. Hãy nhớ mầm ác này có thể từ chính bạn mà ra. Vì thế nếu bạn còn mắc các lỗi sau thì nhớ sửa ngay nhé:
Đánh mắng con cái
Nuôi con mà không từng cảm thấy bực mình bất lực vì con là nói dối. Có những lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi bực mình phiền muộn vì con. Nhưng điều đó không có nghĩa bạn cho phép mình mất kiểm soát hành vi và đánh mắng, xúc phạm con.
La mắng, đòn ròi, đánh chửi con không dạy con ngoan hơn mà chính là tạo một lực phản ngược lại khiến con tăng thêm nghịch ngợm và thêm máu bạo lực trong người. Răn đe giáo dục con không phải dùng đòn roi.
Trong nhiều nghiên cứu của các chuyên gia giáo dục cho biết rằng, đánh mắng con cái cũng là một trong các hành động ngược đãi trẻ nhỏ về mặt tinh thần. Nếu thường xuyên bị la mắng, đánh phạt thì trẻ sẽ có nhiều khả năng mắc phải các bệnh tâm lý như trầm cảm, lo âu.
Tiến sĩ – Bác sĩ Lim Boon Leng – Bác sĩ thần kinh của Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Tâm lý người Singapore đã từng chia sẻ: "Cha mẹ quát mắng con thường xuyên sẽ gây ra những tổn thương cực nguy hiểm cho trẻ nhỏ". Khi bị cha mẹ đánh mắng, trẻ thường có biểu hiện nhút nhát, sợ sệt, quá trình phát triển hành vi cũng bị cản trở rất nhiều.
Cha mẹ thích bao bọc, chiều chuộng con cái
Ngược lại với hành vi đánh mắng thì hành vi bảo bọc chiều chuộng con quá mức cũng lại là không ổn. Khi chiều con cái quá mức sẽ tước đi những cơ hội phát triển của con, tạo ra những đứa trẻ ích kỷ, thích cung phụng.
Khi cha mẹ quá nâng niu bảo bọc sẽ khiến chúng đòi hỏi ở người khác nhiều hơn trách nhiệm bỏ ra, rồi hay oán thán trách cứ người khác. Và tư duy oán thán trách cứ ấy sinh ra thù hận và bạo lực.
Những đứa trẻ nay cũng trông chờ vào sự sắp xếp của người khác và trông đợi sự chu cấp của cha mẹ. Điều đó chính là nguyên nhân khiến cho trẻ thấy mình là nạn nhân chứ không nhận ra vai trò trách nhiệm của mình. Bởi vậy cha mẹ thay vì bảo bọc con hãy để con thực hiện những công việc trong phạm vi độ tuổi của mình.
Vì thế cha mẹ cần cho con sự tự lập và hiểu về giá trị cuộc sống. Con trẻ cần được học các kỹ năng, bồi dưỡng tri thức, rèn luyện tính tự lập, học cách trách nhiệm và hiểu giá trị của lao động.
Cha mẹ thích khoác lác
Nhiều cha mẹ thích khoe khoang về gia đình, thậm chí nói khoác lác, bốc phét về sự giàu có, tài sản tiền bạc quyền lực của mình. Điều đó sẽ khiến con trẻ cũng bắt chước học theo và cũng trở nên lố bịch trưởng giả theo bố mẹ.
Chính sự khoác lác này khiến trẻ trở thành những đứa con hỗn hào và không có chiều sâu, khi lớn lên không biết hiếu thuận. Khi trẻ khoác lác, bốc phét để lấp đầy vào sự nói dối của mình sẽ nảy sinh ra những hành vi sai trái như trộm cắp, tham lam, gây chuyện thị phi, thiếu trách nhiệm với đấng sinh thành...
Bởi thế cha mẹ nên nhớ về cách nuôi dạy con, mọi hành động tính cách của bạn đều ảnh hưởng tới con. Con trẻ sinh ra là một sản phẩm tinh khôi của thượng đế, chính tính cách của bạn vẽ vào cuộc đời con những điều tốt đẹp hay tiêu cực.
PV (T/h)