Đồ da là một trong những thứ cần được sự quan tâm và chăm chút hơn cả, bởi độ tuổi của nó phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn săn sóc như thế nào.
1. Phân biệt loại da
Phân biệt các loại da là điều khá quan trọng giúp bạn có thể áp dụng cách bảo quản đồ da phù hợp với từng loại. Có hai loại cơ bản: da thật và da giả.
Da thật (real leather, genuine leather, cow hide, 100% leather,…) là loại da thuộc hàng chất lượng, chất lượng và đắt tiền nhất. Đây là lẽ đương nhiên bởi chúng được chế tác hoàn toàn từ da thật từ các loại động vật như trâu, bò, lợn, cá sấu, ngựa, rắn,.. Các sản phẩm từ da thật phải trải qua quá trình gọi là thuộc da, vì vậy mà loại da này rất bền, khó mục theo thời gian và trông bóng loáng đầy hấp dẫn.
Da giả, còn được biết với hai cái tên khác là Simili và PU. Simili được gọi với các tên khác như faux leather, pleather,.. Phân biệt Simili với da thật khá dễ dàng, vì chúng có mùi và độ bóng của nhựa PVC, chúng cũng cứng hơn da thật.
Một loại giả da khác là PU, có độ mềm và chất lượng nhỉnh hơn so với Simili. Da PU còn có tên gọi là da nhựa tổng hợp, da nhựa dẻo,.. bởi loại nhựa PU khiến cho sản phẩm mềm mại, bền và dễ vệ sinh hơn, gần giống với da thật.
2. Cách bảo quản đồ da
Dù là da thật hay giả da, bạn vẫn cần bảo quản chúng để có thể sử dụng được lâu hơn.
Nên:
Làm ẩm đồ da định kì:
Đối với các sản phẩm da thật, bạn cần bảo quản chúng như chăm sóc da mặt của mình. Da thật cũng rất cần độ ẩm và dễ khô theo thời gian, vì vậy thỉnh thoảng hãy dùng một chiếc khăn mềm, thấm một ít dầu xả hoặc mink oil/neatsfsool và lau nhẹ theo chuyển động tròn để cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da. Nếu bạn không sử dụng thường thì 1 tháng bạn có thể làm một lần.
Thường xuyên làm ẩm cho món đồ da là điều mà bất kỳ tín đồ yêu thích chất liệu này luôn phải "nằm lòng"
Bên cạnh làm ẩm bằng khăn thì xịt cấp ẩm lên bề mặt món đồ da cũng là cách bảo quản đồ da cực kỳ thông minh và hiệu quả
Giữ đồ da ở nơi khô thoáng:
Để sản phẩm đồ da của bạn ở nơi khô thoáng, cao ráo, tránh để ở nơi ẩm thấp gần sát sàn nhà vì đây là điều kiện thuận lợi để lượng nước trong không khí thâm nhập vào da, làm cho chúng bị mốc, hư hỏng. Vì vậy, khi bạn đến những nơi mà bạn biết mình sẽ vận động, đổ nhiều mồ hôi thì hãy tránh sử dụng đồ da.
Sử dụng sản phẩm xi chất lượng:
Khi bạn cần đánh bóng da, hãy sử dụng sản phẩm xi chất lượng và cùng tông màu để giữ cho diện mạo đồ da của bạn luôn đẹp và mới.
Tẩy rửa nhẹ nhàng: Đồ da của bạn bị vấy bẩn, hãy làm sạch ngay khi có thể bằng chất tẩy rửa nhẹ, xà phòng pha loãng với nước để tránh việc vết bẩn thấm sâu hơn vào da.
Lưu ý khi tẩy rửa, hãy bắt đầu với một góc khuất nhất để thử phản ứng của sản phẩm với chất tẩy. Đối với loại da Simili và PU, bạn có thể đơn giản hóa việc vệ sinh bằng cục tẩy. Còn nếu bạn sở hữu những chiếc túi da cao cấp, hãy thử sử dụng dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp để bạn an tâm hơn.
Tẩy rửa nhẹ nhàng chính là cách mà bạn "nâng niu" những món đồ da của mình đồng thời giữ chúng luôn mới như thuở ban đầu
Bộ dụng cụ tẩy rửa chuyên nghiệp chính là khoản đầu tư có ích cho những món đồ cao cấp của bạn
Không nên:
Sử dụng rượu để làm sạch da vì dễ gây khô và mất màu tự nhiên
Làm ướt đồ da. Nếu đồ da bị ướt, không nên sử dụng máy sấy mà để sản phẩm khô tự nhiên
Sử dụng sản phẩm bảo quản có nguyên liệu Silicon vì dễ gây tắc nghẽn lỗ chân lông da, khó vệ sinh những lần tiếp theo
Để đồ da ở nơi ẩm mốc
Sử dụng chất tẩy rửa mạnh.
Mẹo xử lý khi đồ phụ kiện da bị ướt
Nếu đồ da của bạn lỡ bị dính nước, hãy dùng vải cotton mềm hoặc giấy ăn mềm thấm nước. Sau đó phơi sản phẩm trong bóng râm và để chúng khô tự nhiên. Tuyệt đối KHÔNG dùng máy sấy hoặc phơi dưới nắng gắt vì hơi nóng sẽ khiến bề mặt da khô cứng, dễ nứt gãy.
Cách làm sạch khi món đồ da bị dính dầu mỡ
Vết dầu mỡ là một trong những vết bẩn khó tẩy nhất trên đồ da. Bạn có thể dùng phấn rôm hoặc phấn viết bảng để hút sạch dầu. Rắc bột phấn lên vị trí cần làm sạch và để ở nơi khô thoáng trong 1 ngày. Sau đó lau lại bằng khăn sạch là xong.
Tips xử lý triệt để nếu đồ da bị mốc
Tại những nơi có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, các sản phẩm từ da thật rất dễ bị mốc. Trong trường hợp này, chỉ cần pha loãng dung dịch cồn (rubbing alcohol) hoặc giấm ăn với nước theo tỉ lệ 1:1. Tiếp đó, tẩm tẩm dung dịch vào khăn mềm rồi lau nhẹ bề mặt sản phẩm. Dung dịch tẩy sẽ tự động khô và loại bỏ nấm mốc tận gốc.
Đối với những vết mốc "cứng đầu" hơn, bạn có thể dùng thêm dung dịch từ nước và xà phòng dịu nhẹ có chứa một ít hàm lượng chất tẩy rửa. Dùng khăn sạch lau đi phần dung dịch thừa trên lớp da và để khô hoàn toàn.
Relife