Áo thun bị nhăn, ủi mới mặc được nhưng ủi áo thun nhiều thì bị bóng áo. Cũng không ít bạn đã gặp phải trường hợp này, vậy hãy làm những cách sau đây để khắc phục tình trạng trên.
Với áo sơ mi thì một câu chắc nịch là bạn nên ủi trước khi mặc. Còn áo thun nam thì sao, bởi vì áo thun có rất nhiều chất liệu, vải áo thun đặc biệt rất khó ủi.
Với những chiếc áo thun làm từ vải nhăn thì bạn nên ủi nó trước khi mặc, còn thông thường áo thun như vải cotton, vải lụa … thì không nên ủi nhé.
Dưới đây là các bước hướng dẫn cách bạn ủi áo thun đúng cách
Cách ủi áo thun thẳng đẹp
Bước 1: Chỉnh mức độ nhiệt phù hợp
Khi ủi áo thun bạn cần quan tâm đến chất liệu của áo sau đó xác định nhiệt độ thích hợp là bao nhiêu:- Áo cotton: Đa phần áo thun thường có trộn với tỉ lệ phần trăm cotton nhất định, nhưng vải cotton cũng có nhiều loại.
Vì vậy bạn cần biết trước thành phần chính của chiếc áo này là gì, chất cotton chiếm bao nhiêu phần trăm để điều chỉnh mức nhiệt độ thích hợp nhé.
- Bông, len, sợi tổng hợp và tơ tằm: Đối với các loại áo thun làm từ các chất liệu này khi ủi bạn cần lưu ý nhiệt độ từng loại vải. Với bông thì mức nhiệt cần ủi là 204 độ C, vải len khoảng 148 độ C còn đối với vải tơ tằm thì bạn cần điều chỉnh nhiệt độ ở mức thấp nhất.
- Vải lanh: Nhiệt độ 204 độ C là nhiệt độ thích hợp cho loại vải này.- Vải tơ nhân tạo: Khoảng 190 độ C.
- Vải sợi Acrylic, vải bóng, vải nilon: Nhiệt độ thấp, khoảng 135 độ C. Với mỗi loại vải sẽ có nhiệt độ ủi khác nhau vì vậy bạn đừng quên kiểm tra lại nhiệt độ của chiếc bàn ủi nhé.
Bước 2: Lộn trái áo trước khi ủi
Nhiều bạn khi ủi không lộn trái áo, việc này về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến chiếc áo yêu thích của bạn. Chắc hẳn bạn sẽ không muốn biến chiếc áo của mình trở nên nhẵn nhụn, bóng bẩy bởi việc là đồ quá nhiều đâu nhỉ.
Đặc biệt là với những chiếc áo có in hình bền ngoài thì việc ủi áo mặt ngoài, ủi trực tiếp lên hình sẽ khiến hình bị mềm, biến dạng hoặc thậm chí là hỏng luôn chiếc áo.
Bước 3: Giặt không vắt
Một cách khác để giúp áo thun không bị nhăn đó là khi giặt áo xong, bạn sẽ không cần vắt khô áo mà để nguyên áo và đem phơi. Vắt áo thun sẽ làm các sợi vải xoắn lại với nhau, là nguyên nhân chính tạo nên những vết nhăn trên thân áo. Tuy nhiên, với cách này, áo của bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để khô hơn.
Từng bước nên ủi áo thun như thế nào
Bước 1: Chọn bàn ủi thích hợp
Trên thị trường có vô vàn các loại bàn ủi với nhiều mức giá. Mọi người hãy luôn nhờ chất lượng đi kèm với giá tiền. Bàn ủi rẻ thì chắc chắn không thể có chất lượng cao cấp như chiếc bản ủi mắc tiền rồi phải không.
Vì vậy, nếu bạn phải thường xuyên ủi đồ, không chỉ riêng áo thun unisex form rộng cho nam mà còn là áo sơ mi, quần tây … thì nên đầu tư một chiếc bàn là xịn xò nhé.
Bước 2: Ủi thân áo
Trước khi ủi bạn cần chuẩn bị một mặt phẳng để ủi đồ. Áo thun trải phẳng, kéo 2 góc áo rồi xịt một ít nước lên bề mặt áo để khi bạn ủi áo dễ phẳng phiu hơn. Đối với bàn ủi có chức năng phun hơi nước thì bạn có thể bỏ qua công đoạn xịt ẩm này. Khi ủi, hãy ủi thật chậm theo hướng dọc với chiều dài áo.
Buớc3: Ủi tay áo và cổ áo
Có lẽ đây là bước mà nhiều bạn không thích nhất, bởi bề mặt ủi rất nhỏ nên khó làm phẳng. Để áo được phẳng phiu, bạn hãy ủi thật chậm những đường nếp gấp ở phần tay áo và cổ áo bạn nhé.
Relife