Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh Hà Đông nhanh chóng trở thành một điểm đến cực kì hot. Nếu bạn vẫn còn bỡ ngỡ thì hãy bỏ túi kinh nghiệm đi tàu của chúng tôi nhé!
Kinh nghiệm đi tàu Cát Linh Hà Đông!
1. Những điều có thể bạn chưa biết về tàu Cát Linh Hà Đông
Tàu điện trên cao Cát Linh Hà Đông có chiều dài tuyến đi là 13.5km với 12 nhà ga được đặt ở trên cao.
Tàu chạy với vận tốc tối đa 80km/giờ khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến. Mỗi tàu được thiết kế với 4 toa với sức chứa lên đến 960 người/chuyến.
Đặc biệt, tàu Cát Linh Hà Đông đi qua 11 trường đại học:
Đh Kiến Trúc, Bưu Chính, Hv An Ninh, ĐH Hà Nội, HV Y Cổ Truyền, Sư Phạm NTTW, ĐH Công nghệ GTVT, Khoa Tiếng Anh - ĐH Mở, ĐH Khoa học XH & NV, ĐH Khoa học Tự Nhiên, ĐH Đại Nam, CĐ Công Thương, ĐH Đông Đô, HV Âm Nhạc.
2. Giá vé tàu Cát Linh Hà Đông bao nhiêu?
Giá vé của tàu trên cao Cát Linh Hà Đông sẽ được tính theo quãng đường mà bạn di chuyển.
Nếu bạn đi hết hành trình tàu chạy sẽ có giá tối đa dự kiến là 15.000đ/lượt.
Với quãng ngắn nhất có giá khoảng 8.000đ/lượt.
Bên cạnh đó, nếu bạn di chuyển nhiều lần trong ngày thì có thể mua vé ngày với giá 30.000đ/người/ngày (vé ngày không giới hạn số lượt đi lại trong ngày).
Giá vé tháng được bán với các mức: 200.000 đồng/người cho hành khách phổ thông; 100.000 đồng/người cho học sinh, sinh viên, người lao động tại các khu công nghiệp.
3. Tàu Cát Linh Hà Đông đi qua những đâu?
Có thể bạn chưa biết, tàu điện Cát Linh Hà Đông chạy với tuyến đường dài 13km, với tuyến đầu từ ga Cát Linh và tuyến cuối là ga Yên Nghĩa.
Trong hành trình di chuyển sẽ dừng tại 12 nhà ga.
Mỗi chuyến tàu sẽ chở được tối đa 960 khách, trong đó 240 khách/toa.
Mỗi chuyến có thời gian chạy khoảng 6 phút và thời gian dừng ở ga từ 25s - 35s.
Dưới đây là các ga dừng trong hành trình tàu Cát Linh Hà Đông chạy:
Ga Cát Linh (điểm bắt đầu) ⇒ Ga La Thành ⇒ Ga Thái Hà ⇒ Ga Láng ⇒ Ga Thượng Đình ⇒ Ga Vành Đai 3 ⇒ Ga Phùng Khoang ⇒ Ga Văn Quán ⇒ Ga Hà Đông ⇒ Ga La Khê ⇒ Ga Văn Khê ⇒ Ga Yên Nghĩa (điểm cuối).
4. Gợi ý các góc chụp hình "sống ảo" ở tàu Cát Linh Hà Đông
Đến với đường sắt trên cao Cát Linh Hà Đông, bạn không chỉ được trải nghiệm tàu điện duy nhất của thủ đô mà còn có thể thỏa thích bấm máy chụp hình.
Bởi các nhà ga tại đây đều được thiết kế vô cùng ấn tượng.
Biểu tượng Hà Nội ở ga Cát Linh
Ngay từ khi ga Cát Linh bắt đầu đi hoàn thiện đã gây sốt với bức tường biểu tượng Hà Nội vô cùng ấn tượng.
Chính vì vậy, nếu bạn xuất phát từ ga Cát Linh thì nhất định phải có 1 bức ảnh sống ảo cùng background có 1-0-2 này nhé!
Đừng bỏ qua khu vực cầu thang
Có thể nói, những bức tường ở khu vực cầu thang chính là góc sống ảo vạn người mê.
Điều đặc biệt ở các ga tàu Cát Linh Hà Đông chính là cứ 2 nhà ga sẽ có 1 màu tường khác nhau.
Với kinh nghiệm đi tàu của chúng tôi, nếu bạn muốn chụp với tất cả các màu tường thì nên cách 1 ga xuống 1 lần nhé.
Chụp trên tàu điện
Chụp trên tàu điện cũng là một ý tưởng hay ho cho bạn bức hình đep như bên Thái hay Nhật Bản.
Theo kinh nghiệm của nhiều người thì bạn nên chọn các toa cuối vì hầu như toa này sẽ có ít người hơn.
Khi chụp ảnh trên tàu bạn hãy căn các góc qua khung cửa để lấy được cảnh ở bên ngoài.
5. Lưu ý khi đi tàu điện Cát Linh Hà Đông bạn nên biết
Để có những bức hình đẹp và vắng người thì bạn nên đi vào khung giờ từ 10h - 14h ngày trong tuần. Bởi đây là thời điểm có rất ít người đi tàu đó.
Theo kinh nghiệm của nhiều bạn bật mí, toa cuối cùng sẽ là toa cực kì vắng người nên đảm bảo bạn sẽ có một bức hình chụp trên tàu đẹp hết nấc cho xem.
Các ga ở giữa (La Khê, Văn Khê, Thái Hà…) sẽ vắng khách hơn so với 2 ga Cát Linh hoặc Yên Nghĩa.
Ở những nơi công cộng nên nên đeo khẩu trang và giữ khoảng cách, đảm bảo 5K với mọi người nhé. Đừng quên sát khuẩn tay thường xuyên bạn nhé!
Vị trí ghế màu vàng là dành cho trẻ em, người già và phụ nữ có thai.
Trên đây là toàn tập những kinh nghiệm đi tàu Cát Linh Hà Đông chi tiết. Đây là một trải nghiệm rất thú vị mà nhất định bạn không nên bỏ lỡ. Nhanh tay set kèo rủ hội bạn bè ghé tới đây thôi nào!
Relife