Một điểm du lịch vô cùng kỳ bí khiến mọi người đến đây vẫn hoài nghe về sự xuất hiện của Thạch Sach cứu công chúa là có thật.
"Đàn kêu tích tịch, tình tang
Ai mang công chúa dưới hang trở về?"
Đây là câu thơ quen thuộc với những người miền Tây Nam bộ, đặc biệt là người dân vùng đất Hà Tiên bởi nó gắn liền với câu chuyện cổ tích về chàng Thạch Sanh thời xa xưa.
Nhưng ít ai biết rằng tại vùng đất Hà Tiên có tồn tại một khối đá vôi ẩn chứa những câu chuyện kì bí được gọi là Thạch Động. Và người dân vùng này xem nó như minh chứng cho câu chuyện Thạch Sanh đã giải cứu công chúa từ hang sâu là có thật.
Thạch Động còn nằm trong danh sách "Hà Tiên thập cảnh" mà khách du lịch đến với vùng đất này không thể bỏ qua.
Thạch Động Thôn Vân hay còn gọi là Vân Sơn (nghĩa là "Núi Mây"), là một khối đá vôi Pecmi khổng lồ cao đến 80 mét nằm giữa vùng đất thuộc phường Mỹ Đức, cách trung tâm TP.Hà Tiên khoảng 4km, trên con đường đi về hướng biên giới Tây Nam.
Sở dĩ có cái tên Thôn Vân là vì vào buổi sáng, khi chứng kiến cửa hang động ở độ cao 50 mét xuất hiện những chùm mây bay là đà xung quanh tạo cho người nhìn cảm giác như hang động này đang nuốt mây vào.
Trong Thạch Động hình thành những hang lớn nhỏ do quá trình biến đổi của địa chất hình thành nên một thế giới kỳ thú khiến khách tham quan phải trầm trồ.
Giữa sự hoang sơ, bên trong hang có một ngôi chùa cổ mang tên Tiên Sơn, được khởi lập từ năm 1790 thờ Phật Thích Ca và Quan Thế Âm Bồ Tát.
Sau bao thời gian qua nhưng ngôi chùa gần như giữ nguyên nét cổ xưa, vẫn tường gạch và những cột gỗ đen bóng tạo nên vẻ kì bí thu hút sự tò mò của mọi người.
Sự đặc biệt của chùa Tiên Sơn là chánh điện đặt ngay bên trong lòng hang độngNgoài câu chuyện về Thạch Sanh, rất nhiều lời tương truyền khác xảy ra tại đây như là phía Đông của động có một cửa hang thông thiên với ánh sáng rọi xuống được người xưa ví như là "đường lên trời".
Hay đồn đoán về một hang sâu thăm thẳm được cho là đường thông tới biển Mũi Nai. Theo những lời kể từ người xưa, có nhiều người tò mò đã quyết định đi tìm hiểu nhưng không thấy trở về.
Người ta từng dùng một trái dừa khô có khắc chữ làm dấu lăn xuống hang và phát hiện trái dừa đó trôi trên mặt biển. Từ đó, có lời đồn rằng đây là con đường mà ngày xưa Thạch Sanh đã đi gặp vua Thủy Tề.
Đây là cửa hang thông thiên hay còn được người xưa ví von là "đường lên trời" hay nơi Thạch Sanh đã thả dây xuống để đưa công chúa lênCái giếng sâu chưa biết đáy đến đâu được dân gian truyền nhau rằng đây là đường xuống địa phủ
Bởi vì sự an toàn cho du khách nên chiếc hang này đã được lấp từ năm 1960. Nhưng vẫn có những tin đồn đoán rằng đây là đường Thạch Sanh đi xuống biển gặp vua Thủy Tề
Ngoài ra, Thạch Động có hai cửa hang trên cao, phía Đông và phía Tây. Du khách có thể đưa tầm mắt ra xa ngắm nhìn toàn cảnh bãi biển Mũi Nai, cửa khẩu quốc tế Xà Xía giáp với đường biên của Campuchia ở đây.
Hiện tại, vì những lời đồn đại vẫn là ẩn số và vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú của Thạch Động, nên nơi này vẫn thu hút khách du lịch đến tham quan mỗi dịp ghé qua Hà Tiên cho thỏa mắt kiểm chứng những thông tin về câu chuyện cổ tích năm nào.
Hướng nhìn từ Thạch Động về thành phố Hà TiênLời đồn đoán về chứng nhân cổ tích và những hình ảnh khiến người xem không khỏi tưởng tượng chuyện xưa
Mặc dù người dân miền Tây bao năm qua vẫn nói về Thạch Động như chứng nhân sự tồn tại con người tên Thạch Sanh và câu chuyện "anh hùng cứu mỹ nhân". Tuy nhiên, vẫn không có một tài liệu hay minh chứng nào xác minh thực tế.
Hình tượng in hằn trên vách đá được người dân hình dung ra là một Ông Tiên cầm hồ lôBên trong Thạch Động chứa rất nhiều thạch nhũ với những hình thù lạ mắt, khiến ai nhìn vào cũng sẽ kích thích não bộ khơi gợi và tưởng tượng. Có phần thạch nhũ mang hình giống như đầu đại bàng khổng lồ đang quặp một cô gái, người ta tin đó là con đại bàng đã bắt mất vị công chúa.
Hoặc có khối tạo hình thành năm sợi dây đàn, lúc gõ vào phát ra tiếng kêu như đàn đá, dân gian cho rằng chính là "cây đàn đá Thạch Sanh" dùng để đánh mỗi đêm ở phòng giam đầy oán trách sự vong nghĩa của Lý Thông.
Bởi những hình ảnh đầy tính khơi gợi như thế, những người đến đây chứng kiến càng "lung lay" suy nghĩ và rằng đó là dấu tích chứng minh cho truyện cổ tích họ nghe ngày xưa là có thật.
Hình ảnh được cho rằng là vị công chúa Thủy Tề bị đại bàng đánh cắp về được Thạch Sanh cứu giúpNói về lai lịch của truyện Thạch Sanh, trong "Từ điển văn học", Chu Xuân Diên từng lý giải rõ ràng như sau: "Truyện Thạch Sanh nằm trong một mô tuýp phổ biến ở Đông Nam Á, đó là mô tuýp "Dũng sĩ diệt đại bàng (hay chăn tinh) cứu người đẹp".
Tiếp tục những tranh luận về nguồn gốc khi nhà nghiên cứu Nguyễn Đồng Chi cho rằng truyện Thạch Sanh cũng có xuất hiện ở Cao Bằng trong kho tàng truyện cổ của người Tày. Do đó người ta lại nghi ngờ về xuất thân nguyên gốc của Thạch Sanh là ở miền Bắc hay vùng Tây Nam bộ mới chính xác?
Tuy nhiên, trong bài Góp ý kiến về nguồn gốc truyện Thạch Sanh (Tập san nghiên cứu "Văn sử địa số 19" xuất bản năm 1956), ông Võ Xuân Phố cho rằng cổ tích Thạch Sanh có nguồn gốc từ truyện của người Khmer. Điều này càng củng cố niềm tin khiến mọi người nghĩ rằng Thạch Sanh xuất hiện ở Hà Tiên là vì trước đây nơi này thuộc Thủy Chân Lạp.
Dù được kể với ngữ cảnh ngày xửa ngày xưa không ai biết rõ từ khi nào nhưng dưới hình thức truyện thơ của người Việt Nam thì truyện thơ nôm Thạch Sanh chỉ mới ra đời khoảng cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19.
Thêm một điểm khiến người ta nói Thạch Sanh là người ở vùng Nam bộ là vì lý giải tên Thạch Sanh trong chữ Hán dịch đúng nghĩa phải là "Thạch Sinh".
Mà cái cách phát âm "sinh" thành "sanh" thì đã khiến mọi người thấy rõ đậm chất Tây Nam bộ rồi. Song song, hình tượng nhân vật Thạch Sanh với bản tính can trường, thủy chung chính là phác họa những tính cách người Nam bộ gìn giữ và coi trọng.
Khối thạch nhũ được liên tưởng đến con đại bàng năm xưa đã đánh cắp công chúa về hang Theo afamily