Bạn có thể nhận biết được rằng tài khoản Zalo của bạn có đang bị theo dõi hay không thì bạn chỉ cần xem phần lịch sử đăng nhập Zalo.
Tất cả thiết bị nào đã từng đăng nhập tài khoản của mình đều được Zalo lưu lại và hiển thị chi tiết trong phần lịch sử. Và cũng nhờ cách này, bạn có thể đăng xuất tài khoản ra khỏi các thiết bị lạ từ xa, đảm bảo tính bảo mật, riêng tư. Để tìm hiểu kỹ hơn về tính năng này các bạn cùng theo dõi nội dung dưới đây cùng với Relife nhé!
1. Cách nhận biết và kiểm tra Zalo bị theo dõi hay không?
1.1. Cách nhận biết Zalo có bị theo dõi
Để nhận biết Zalo có bị theo dõi không thì bạn hãy để ý tin nhắn Zalo gửi đến cho bạn nhé. Vì Zalo đều gửi thông báo qua tin nhắn khi có thiết bị lạ đăng nhập vào tài khoản của bạn. Nhờ vậy, bạn chỉ cần xem nội dung tin nhắn Zalo thông báo tới thì bạn đã biết được tài khoản Zalo của mình có bị theo dõi hay là không.
Sau khi nhận được tin nhắn thông báo đó thì bạn nên kiểm tra và xác thực phiên đăng nhập đó của phải là bạn thực hiện hay không. Nếu không bạn hãy xử lý ngay lập tức để tránh việc bị xâm phạm quyền riêng tư. Và để thực hiện các bạn theo dõi phần 1.2 ở bên dưới nhé!
1.2. Kiểm tra Zalo có bị theo dõi
Chắc chắn, mọi hoạt động của người dùng đều được hệ thống Zalo lưu lại từ nhắn tin, gọi điện, đăng trạng thái, tìm kiếm bạn bè và ngay cả việc các thiết bị đăng nhập tài khoản Zalo của bạn. Bạn hãy kiểm tra xem tài khoản của bạn có bị theo dõi Zalo qua số điện thoại hay không. Để biết được rằng Zalo có bị theo dõi không thì bạn hãy thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Bạn vào trang cá nhân của bạn.
Vào trang cá nhân
Bước 2: Tiếp đến, bạn chọn mục “Cài đặt” - biểu tượng hình bánh xe răng cưa.
Chọn mục cài đặt
Bước 3: Tại mục cài đặt -> Nhấn chọn “Tài khoản và bảo mật”.
Chọn mục tài khoản và bảo mật
Bước 4: Sau đó, bạn chọn “Lịch sử đăng nhập”.
Chọn "Lịch sử đăng nhập"
Bước 5: Tại mục này, bạn kiểm xem có thiết bị lạ nào đăng nhập vào tài khoản Zalo của bạn không, nếu có thì bạn hãy “Đăng xuất” tài khoản ra khỏi thiết bị đó để tránh bị theo dõi và đảm bảo quyền bảo mật riêng tư.
Nhấn đăng xuất nếu có thiết bị lạ
Như vậy, chỉ với 5 bước là bạn đã có thể xác định được tài khoản Zalo của bạn có đang bị theo dõi hay không. Từ đó tìm ra được cách khắc phục để tránh việc bị xâm phạm quyền riêng tư.
2. Cách ngăn chặn người khác theo dõi Zalo bảo mật nhất?
2.1. Ẩn tài khoản Zalo để đảm bảo riêng tư và an toàn
Đây là một tính năng giúp tăng độ bảo mật quyền riêng tư cho tài khoản Zalo của bạn rất hiệu quả và nhanh chóng. Khi bạn kích hoạt tính năng ẩn tài khoản Zalo, dù người khác có số điện thoại tài khoản Zalo của bạn thì cũng không thể tìm kiếm và kết bạn với bạn được.
Để mở tính năng này, bạn thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Mở ứng dụng Zalo -> Bạn nhấn chọn mục “Cài đặt” -> Click vào chọn “Quyền riêng tư”.
Chọn quyền riêng tư
Bước 2: Lúc này, bạn chọn mục “Nguồn kết bạn”, tại đây bạn gạt tắt hết tất cả các nút nguồn là được.
Tắt các nút nguồn
Sau khi thực hiện xong 2 bước trên, tài khoản Zalo của bạn sẽ không có ai có thể tìm kiếm được nữa, chỉ có bạn mới có thể gửi lời mời kết bạn đến các tài khoản khác.
2.2. Xác thực tài khoản Zalo để chặn người khác theo dõi
Mặc dù, ứng dụng Zalo có tính bảo mật cao nhưng nguy cơ bị mất tài khoản Zalo của mình cũng rất cao nếu như bạn không thiết lập một lớp màn bảo vệ cho tài khoản của mình. Chính vì vậy, để ngăn chặn người khác theo dõi hay đánh cắp tài khoản Zalo của người dùng, thì ứng dụng Zalo đã cho phát triển tính năng xác thực tài khoản.
Tài khoản của bạn sẽ được bảo mật hơn, phòng tránh bị người khác theo dõi và nếu như không may tài khoản Zalo của bạn bị đánh cắp thì khi sử dụng tính năng này cũng giúp bạn dễ dàng lấy lại tài khoản một cách nhanh gọn.
Để xác thực tài khoản Zalo, bạn thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Mở ứng dụng Zalo trên điện thoại.
Bước 2: Tại thanh tìm kiếm -> Bạn nhập từ khóa “Zalo bảo mật” -> Sau đó bạn chọn “Zalo bảo mật” được hiện ra ngay bên dưới -> Nhấn chọn “Quan tâm”.
Chọn "Zalo bảo mật"
Bước 3: Lúc này, bạn nhấn vào mục “Xác thực tài khoản” -> Sau đó, bạn tiến hành nhập thông tin tài khoản của bạn -> Cuối cùng nhấn “Hoàn tất”.
Nhập thông tin tài khoản của bạn
Sau khi thực hiện xong 3 bước ở trên là bạn đã gửi thông tin xác thực xong. Bạn hãy trở lại màn hình chính của giao diện Zalo bảo mật và nhận được thông báo từ Zalo là xác thực thành công nếu như các thông tin bạn nhập khớp chính xác với thông tin trên hệ thống của Zalo. Quá trình này có thể mất một ít phút nhé.
Xác thực tài khoản thành công
2.3. Chặn tin nhắn, cuộc gọi từ người lạ tránh bị làm phiền, theo dõi
Đôi khi tài khoản Zalo của bạn bị theo dõi cũng có thể là do bạn chưa kích hoạt tính năng chặn tin nhắn, cuộc gọi từ người lạ. Tuy nhiên, lại có nhiều người dùng chưa biết cách kích hoạt tính năng này như thế nào. Đừng lo, mình sẽ hướng dẫn các bạn phương pháp chặn tin nhắn, cuộc gọi từ người lạ ngay sau đây:
Bước 1: Mở ứng dụng Zalo trên điện thoại.
Bước 2: Tìm kiếm và nhấn chọn mục “Quyền riêng tư”.
Bước 3: Gạt tắt hết tất cả các tính năng có liên quan đến người lạ như: Cho người lạ xem ảnh, cho người lạ bình luận, nhận tin nhắn từ người lạ,.. Như hình bên dưới đây là bạn hoàn thành kích thoạt tính năng này rồi nhé!
Chọn "Quyền riêng tư" và gạt tắt hết các chức năng có liên quan đến người lạ
Ngoài ra, bạn cùng nên lưu ý một số thông tin sau đây để tránh bị theo dõi tài khoản Zalo của mình nhé:
Bạn nên cài mật khẩu cho ứng dụng Zalo, bởi vì ứng dụng Zalo trên điện thoại đã lưu sẵn tài khoản, người khác nếu mở được điện thoại của bạn thì rất dễ dàng vào được Zalo và xem trộm tin nhắn của bạn.
Tránh bị nghe lén, lấy cắp tài khoản bạn nên hạn chế thực hiện thao tác đăng nhập tài khoản ở nơi có nhiều người.
Chỉ khi cần dùng thì bạn hãy nên bật chế độ “quét mã OR” bởi vì người khác có thể đăng nhập vào tài khoản Zalo của bạn thông qua mã QR mà không hề cần mật khẩu. Tránh khỏi việc nhập mật khẩu nhiều lần.
Khi đặt mật Zalo bạn không nên đặt bằng các thông tin đơn giản, dễ đoán như tên, ngày sinh, số điện thoại, mật khẩu ngắn... ý nghĩa của cách làm này là bảo vệ tuyệt đối cho tài khoản của bạn.
Trong cuộc sống, bạn không nên tùy tiện đưa tài khoản Zalo cá nhân cho người khác vì điều này rất dễ bị theo dõi, phát hiện mật khẩu và mất tài khoản. Mặc dù bạn đưa tài khoản cho người bạn tin tưởng nhưng đôi khi họ lại quên không đăng xuất khỏi thiết bị và điều này rất dễ khiến thông tin của bạn không được bảo mật. Vậy nên cách tốt nhất là bạn không nên đưa tài khoản Zalo của bạn cho bất kỳ ai.
Nếu trong trường hợp bạn không dùng Zalo để mưu sinh hay nhắn tin với người yêu thì chúc mừng bạn, bạn không cần lo về độ bảo mật. Bạn chỉ cần không ấn vào những link không rõ nguồn gốc là được, nó sẽ đáp ứng được việc hạn chế xâm hại tới tài khoản cá nhân.
3. Làm sao xem có ai hay vào xem Zalo của mình không?
Bởi vì tính bảo mật của mạng xã hội Zalo khá cao nên thật ra là chưa có cách nào để biết được có ai hay vào xem trang cá nhân Zalo của bạn hay không. Ngay cả đến việc tìm kiếm tên tài khoản của bạn cũng không dễ dàng nếu như không có số điện thoại hoặc mã QR, chứ đừng nói đến việc xem các đoạn mã bằng website.
Vậy nên, hiện tại chưa có cách kiểm tra nổi bật nào có thể biết ai hay vào xem Zalo của mình được đâu nhé!
Nếu như bạn vẫn muốn biết xem có ai hay vào xem Zalo của mình thì bạn có thể sử dụng một số phần mềm theo dõi Zalo mới nhất để biết được họ là ai nhé!
PV (T/h)