Ngay ở ngoài đời thực "con đường gạch vàng" cũng xuất hiện ở thủ đô Ghana
Giống như Dorothy trong câu chuyện “Phù thủy xứ Oz”, người phải đi theo con đường màu vàng huyền diệu để tìm đường trở về Kansas. Serge Attukwei Clottey đã tạo ra con đường màu vàng thực sự tại chính quê hương Ghana của mình.
“Là một nghệ sĩ, tôi quan tâm đến vấn đề di cư. Không phải ở con người, mà là sự di cư như ở các đồ vật”, Clottey nói trên CNN. Những đồ vật được sử dụng để tạo ra con đường vàng của Clottey mang một ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa Ghana. “Con đường gạch vàng” bao gồm các “gallon” hoặc thùng nhựa màu vàng đã được xử lý, ban đầu chúng là thùng chứa dầu ăn nhập khẩu.
Trước đây, chúng được sử dụng rộng rãi để mang nước trong bối cảnh đất nước đang thiếu nước liên tục và được đặt tên trong thời điểm đặc biệt tồi tệ về tiếp cận nước: nhiệm kỳ của tổng thống John Kufuor, người nắm quyền từ 2001 đến 2009. Đó là khi chúng được biết đến với cái tên “Kufuor gallon”, hoặc đơn giản là “gallon”.
“Chúng vẫn là cảnh thường thấy ở Ghana, nơi cứ 10 người thì có 1 người phải đi tới 30 phút để lấy nước” - theo UNICEF. Những chiếc thùng “gallon” là biểu tượng mạnh mẽ của những cuộc đấu tranh trong cuộc sống hàng ngày và hôm nay chúng cũng đã trở thành biểu tượng của nghệ thuật châu Phi, kể từ khi Clottey cho a đời con đường màu vàng.
Một cuộc thay đổi
Clottey lớn lên bằng cách sử dụng các thùng chứa để lấy nước cho ga đình của mình trước khi chuyển đến sống với người chú, nơi có điều kiện tốt hơn. Nhưng những gallon thực tế có dung tích từ 20 đến 25 lít sau đó đã mang một ý nghĩa khác đối với người nghệ sĩ sinh ra ở Accra (thủ đô Ghana).
“Tôi thấy chúng là những vật liệu có sẵn mà tôi có thể làm việc lâu dài. Vì vậy, tôi ghép chúng lại với nhau như một bức tường và sau đó sơn lên chúng”, Clottey nói trên CNN's African Voices.
Chẳng bao lâu, các thùng chứa bắt đầu chất thành đống và anh không có chỗ để cất chúng. Sau đó, anh ấy nảy ra ý tưởng cắt bỏ chúng, điều này ban đầu không được cộng đồng địa phương đón nhận.
“Khi tôi bắt đầu cắt chúng, toàn bộ cộng đồng đều phản đối điều đó bởi vì họ nghĩ rằng họ cần chúng để tồn tại và tôi đang loại bỏ chúng, tôi đang tiêu diệt chúng. Đó là một cuộc xung đột toàn bộ, tôi phải thuyết phục họ việc trữ nước trong đó là không hợp vệ sinh”, Clottey chia sẻ.
Ông đã chứng minh khái niệm này bằng cách cho thấy những tác động của việc để cây đậu biếc ngoài nắng và đổ đầy nước trong vài ngày. Các hạt nhựa không chỉ có thể rò rỉ vào nước mà nhiệt độ cao còn tạo ra nơi sinh sản của vi khuẩn, khiến nước tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. “Vì vậy, họ bắt đầu loại bỏ chúng. Đó là một quá trình dần dần, nơi họ loại bỏ những cái cũ, họ mang chúng đến nơi làm việc của tôi, có cái họ quyên góp, có cái thì toi trả tiền cho họ”, Clottey nói.
Con đường màu vàng đời thực
Sau đó, Clottey bắt đầu cắt và kết hợp các mảnh vào tác phẩm nghệ thuật của mình, tạo ra những tấm thảm màu vàng đặc trưng và sử dụng phần trên của lon làm mặt nạ trong các bức ảnh, với phần mở tròn tượng trưng cho miệng người. Năm 2016, sau khi cắt bỏ hàng trăm thùng, anh bắt đầu “Con đường gạch vàng” - tác phẩm sắp đặt công khai lớn nhất của anh, ở khu vực Bãi biển Labadi của Accra, nơi anh lớn lên.
Các mảnh này được khâu lại với nhau và sau đó, với sự giúp đỡ của người dân địa phương, được sử dụng để trải thảm trên đường phố Labadi. Công trình nhằm biểu trưng cho sự tháo vát và khả năng phục hồi của cộng đồng.
Nhưng ranh giới sáng tạo của nó cũng gây nên vấn đề về quyền sở hữu. nhiều cư dân địa phương, bao gồm cả gia đình Clottey, không thể cung cấp bằng chứng về quyền sở hữu nhà hoặc đất của họ do thiếu giấy tờ.
“Gia đình tôi di cư từ Jamestown đến Labadi. Họ buôn bán rượu và thịt bò ven các bờ biển và dựa trên mối quan hệ buôn bán mà gia đình tôi có với những người lao động, họ đã có được một nơi để định cư”, Clottey nói trên African Voices. Các vấn đề về quyền sở hữu và tranh chấp tại Ghana đã kéo dài suốt 200 năm và vẫn đang diễn ra.
Nguồn: CNN Style