Khi cuộc sống có quá nhiều áp lực, mệt mỏi, người ta đã nghĩ ra "căn phòng trút giận" đã ra đời.
Căn phòng trút giận này hướng tới đối tượng khách hàng từ 20 – 35 tuổi, nhằm giúp họ đối phó với những áp lực khi sinh sống ở các thành phố lớn như Bắc Kinh.
Gậy và búa là những thứ khách hàng được trang bị khi bước vào căn phòng. Ở đây, khách hàng có thể thỏa sức đập vụn chai lọ, những vật dụng cũ..., cùng với đó cơn giận cũng tan theo, như mong muốn của những người làm dịch vụ.
Qiu Siyu, một học sinh trung học 16 tuổi cùng với 2 người bạn của mình đã phải trả 158 nhân dân tệ (khoảng 550.000 đồng) để có thể ở trong phòng trút giận 30 phút. Tại đây, họ được mặc những bộ quần áo bảo hộ và dùng gậy bóng chày đập phá chai lọ, điện thoại, nồi cơm điện, 1 chiếc radio và thậm chí là cả 1 hình nộm. “Cảm giác thật tuyệt khi tôi phá hủy những đồ vật đó”, Qiu nói và mỉm cười ngọt ngào.
Không có ý định thúc đẩy bạo lực, Jin chia sẻ dịch vụ này chỉ nhằm mục đích giúp mọi người đối phó với những áp lực trong cuộc sống. Mỗi tháng có khoảng 600 người ghé thăm căn phòng trút giận.
“Có lần có một người phụ nữ đã mang tất cả ảnh cưới của cô ấy đến đây và đập tan tất cả. Chúng tôi hoan nghênh mọi người mang theo những thứ của riêng họ. Mỗi khi chúng tôi gặp những trường hợp như thế này, họ càng củng cố thêm niềm tin rằng chúng tôi đã cung cấp một nơi an toàn để giải phóng năng lượng tiêu cực. Chúng tôi rất vui vì điều đó", Jin nói.
Người mặc đồ cam là bà mẹ cùng con trai cùng trải nghiệm dịch vụ này để xả stress. Bà đang đặt chai cho con trút giận. Ảnh: ReutersCăn phòng trút giận kiểu như thế này đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Singapore…
Ngoài ra, người dân tại nhiều quốc gia trên thế giới cũng có những cách giải toả căng thẳng khác nhau và hết sức đặc biệt. Người dân Anh xả stress bằng cách ném rìu. Người tham gia đơn giản chỉ cần dùng hết sức lực, ném thật mạnh chiếc rìu đến đích ngắm. Ý tưởng này xuất phát từ trò ném rìu tại Canada. Dịch vụ ném rìu mở cửa cho tất cả mọi người, trừ phụ nữ mang thai và người say rượu.
Còn tại Nhật Bản, nhiều công ty và trường học Nhật Bản khuyến khích người dân khóc để cải thiện sức khỏe tâm thần. Bởi khoa học chứng minh rằng khóc có thể giúp tháo gỡ những vướng mắc trong lòng, giải phóng hệ thần kinh giao cảm có lợi cho sức khỏe.
Ngoài ra một số công ty ở Thủ đô Tokyo lại khuyến khích nhân viên mang mèo khi đi làm. Họ cho rằng sự hiện diện của những chú mèo đã giúp tăng năng suất làm việc cũng như gắn kết mối quan hệ giữa các nhân viên khi họ cùng nhau chăm sóc chúng trong thời gian nghỉ giải lao.
PV (T/h)