Bạn có thể cúng tất niên trong ngày cuối cùng của năm Âm lịch (tức 30 Tết), tuy nhiên cần tránh thời điểm 12h - 1h trưa và cần phải hoàn thành lễ cúng tất niên trước 22h đêm ngày 30.
Cúng tất niên vào ngày nào?
Bạn có thể cúng tất niên trong ngày cuối cùng của năm Âm lịch (tức 30 Tết), tuy nhiên cần tránh thời điểm 12h - 1h trưa và cần phải hoàn thành lễ cúng tất niên trước 22h đêm ngày 30.
Với năm nay, không có ngày 30 Tết mà chỉ có 29 Tết nên các ngày tất niên sẽ diễn ra từ ngày 23 tháng Chạp đến 29 tháng Chạp Tân Sửu.
Trong ngày cúng tất niên, bạn cần vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ gọn gàng để đón Tết, rồi mới chuẩn bị mâm cúng tất niên.
Mâm cúng tất niên nên gồm những gì?
Mâm cỗ tất niên miền Bắc
Mâm cỗ tất niên ở miền Bắc thông thường sẽ gồm 4 bát, 4 đĩa, 4 bát thường bao gồm: bát giò heo hầm măng lưỡi lợn, bát bóng thả, bát miến, bát mọc.
Một số món ăn đặc trưng trong mâm cúng tất niên của người dân miền Bắc bạn có thể tham khảo:
1. Bánh chưng.
2. Dưa hành.
3. Giò nạc, giò thủ.
4. Hành cuốn.
5. Nem.
6. Rau nộm.
7. Măng ninh lưỡi lợn.
8. Mọc nước.
9. Cơm 3 bát.
Mâm cỗ Tết của miền Trung
Một số món ăn đặc trưng trong mâm cúng tất niên của người dân miền Trung bạn có thể tham khảo:
1. Bánh chưng, bánh tét.
2. Dưa món củ kiệu.
3. Giò lụa.
4. Thịt đông.
5. Gỏi gà bóp rau răm.
6. Nem.
7. Măng ninh khô.
8. Canh miến.
9. Cá chiên hay ram.
10. Cơm 3 bát.
Mâm cỗ Tết của miền Nam
Một số món ăn đặc trưng trong mâm cúng tất niên của người dân miền Nam bạn có thể tham khảo:
1. Bánh tét.
2. Dưa giá củ kiệu.
3. Thịt heo luộc.
4. Thịt kho tàu.
5. Gỏi cuốn.
6. Nem.
7. Gỏi tôm thịt.
8. Măng tươi ninh.
9. Khổ qua nhồi thịt.
10. Cơm 3 chén.
Cách bày mâm cúng tất niên:
Theo lệ thường, người Việt làm 2 mâm cỗ tất niên, gồm 1 mâm cúng gia tiên ở bàn thờ trong nhà và 1 mâm cúng trời đất trước nhà. Tùy điều kiện kinh tế gia đình mà sửa soạn, không nên quá lãng phí mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần "lễ bạc lòng thành" là được.
Cách bày mâm cúng tất niên của mỗi gia đình cũng khác nhau nhưng phải luôn chú ý trang nghiêm. Lễ cúng tất niên cơ bản phải có đầy đủ hương và đèn.
Hương tương trưng cho tinh tú, là sự kết nối giữa âm và dương, đèn tượng trưng cho Mặt Trăng, Mặt Trời (do đó luôn phải có 2 cây đèn ở hai bên bàn thờ). Còn lại, tùy theo văn hóa từng gia đình hoặc vùng miền mà có những vật phụ như hoa tươi, mâm ngũ quả, vàng mã, trầu cau, bánh chưng, mâm cỗ,...
Theo lệ thường, mâm cũ quả, giấy tiền, hương hoa sẽ đặt trên bàn thờ suốt Tết. Còn cỗ mặn đặt ở bàn thờ phụ hoặc trên một bàn nhỏ chữ nhất thấp hơn đặt trước bàn thờ.
Relife