Sơ chế các loại thịt gia cầm như vịt vô cùng quan trong để làm nên món ăn ngon. Dưới đây là hướng dẫn cách làm lông vịt nhanh nhất, sạch sẽ lông măng, không còn mùi hôi khó chịu.
Cách làm lông vịt nhanh nhất
Thứ nhất: Chọn vịt
Trước tiên, cần tiến hành chọn được vịt ngon, phù hợp thì khâu làm lông vịt cũng tiện hơn rất nhiều.
+ Bạn nên chọn vịt béo, trưởng thành, hai cánh vịt đã đan chéo vào nhau. Đây là những con vịt không quá non, không quá già, vịt non rất nhiều lông măng khi nhổ sẽ rất mất thời gian.
+ Nên chọn vịt đực vì vịt đực ngon hơn vịt cái. Vịt đực mông nhỏ hơn vịt cái bởi không phải đẻ trứng, thịt chắc, kêu to, tiếng kêu hơi đục và khàn, mắt tròn màu nâu nhạt.
Thứ hai: Cách làm lông vịt
+ Cắt tiết vịt phải cắt đúng động mạch để tiết ra nhanh, vịt chết nhanh. Có thể cắt ở cổ hoặc dưới cánh.
+ Sau khi cắt xong, nhúng vịt vào chậu nước lạnh cho đủ ướt đều khắp thân vịt.
+ Vớt vịt ra, tưới chút giấm hoặc rượu trắng lên mình vịt khoảng 10 phút trước khi nhúng vào nước nóng.
+ Ngâm giấm hoặc rượu xong, cho vịt vào nồi nước tầm 60 độ trong vài phút. Nhổ thử vài sợi lông cánh, nếu thấy nhổ được thì vớt vịt ra làm lông.
+ Khi nhổ lông vịt cần miết tay xuống da vịt, sát da và theo chiều lông mọc để sạch lông tơ và không làm rách da.
+ Vịt sau khi làm lông, bạn xát muối, gừng để khử mùi hôi và lớp da cáy.
Ngoài ra, bạn có thể dùng lá đu đủ để làm sạch lông vịt
+ Lá đủ đủ 1 nắm, đun sôi.
+ Vịt sau khi cắt tiết nhúng qua nước lạnh cho ướt đều lông, da.
+ Vớt vịt ra, tưới chút giấm hoặc rượu trắng lên mình vịt khoảng 10 phút.
+ Sau khi vớt vịt ra, nhúng vào nồi nước lá đu đủ này, nhổ thử lông cánh thấy được thì nhấc vịt ra ngoài tiến hành nhổ lông bình thường.
Khử mùi hôi của vịt
Vịt thường có mùi hôi và nguyên nhân chính dẫn tới mùi khó chịu chính là phao câu - nơi tập trung tuyến nhờn của vịt, ngan, gà.
Sau khi nhổ lông xong hãy mổ bụng, lấy bộ lòng, ắt phau câu. Trong trường hợp muốn giữ lại thì hãy cắt bỏ cục hôi màu vàng phía trên phao câu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp giấm và muối để khử mùi hôi của vịt. Bà nội trợ trộn hỗn hợp này vào bát, sau đó thấm lên lớp da bên ngoài và bên trong vịt hoặc bạn có thể dùng chanh tươi hoặc gừng xát lên bề mặt ngoài của vịt để giúp hết mùi hôi và đảm bảo sạch sẽ hơn.
Khi làm vịt, bạn cần bỏ ngay phần phao câu. Đây chính là nguyên nhân gây ra mùi hôi và không phải là thành phần bổ dưỡng với sức khỏe. Khi luộc nên cho thêm một mẩu gừng giúp khử mùi hiệu quả.
Như đã nói ở trên, vịt non không chỉ nhiều lông măng, khó nhổ lông, thịt nhão mà mùi của vịt non thường nặng hơn vịt trưởng thành. Cho nên bạn cần chọn mua vịt già để không khổ sở khử mùi hôi.
Bên cạnh đó, để có món vịt ngon và hấp dẫn, bạn nên cho cả con vịt vào ngâm trong nước lã trước khi luộc 20 phút.
Bởi nếu để bên ngoài sẽ dễ bị đen. Sau khi nhúng vào nước lã, thịt vịt sẽ có màu trắng sáng rất hấp dẫn. Để thịt vịt mềm, bạn có thể ngâm vịt trong hỗn hợp gồm nước lã và giấm.
Thời gian ngâm 1 tiếng trước khi cho vịt vào nồi đun nhỏ lửa. Nếu như luộc vịt thì nên đập dập gừng cho vào nồi nước luộc.
Relife