Măng tươi nếu không sơ chế đúng cách rất dễ gây hại cho sức khỏe, dưới đây Relife chia sẻ bạn 5 cách giúp giảm độc, giảm vị đắng trong măng hiệu quả.
Măng tươi là thực phẩm quen thuộc rất được chị em nội trợ ưa chuộng để chế biến món ăn. Thế nhưng ít người biết trong măng tươi có chứa độc tố nếu không biết cách chế biến sẽ dễ gây hại đến sức khỏe.
Đồng thời, trong măng tươi có vị đắng dễ lấn át hương vị của các nguyên liệu khác, ảnh hưởng đến món ăn. Dưới đây Emdep.vn chia sẻ bạn bí quyết sơ chế măng không đắng, giảm chất gây hại nhưng vẫn đảm bảo ngon, giòn.
Cách sơ chế măng tươi
Ngâm nước qua đêm
Măng bóc vỏ, rửa thật sạch, cắt hoặc xé mỏng cho vào thau nước lạnh. Thời gian ngâm khoảng 1 đêm để loại bỏ vị đắng, độc tố. Ngày hôm sau, chỉ cần rửa lại thật sạch là có thể dùng chế biến món ăn.
Luộc măng nhiều lần
Măng bóc vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ cho vào nồi luộc khoảng 2-3 lần. Sau mỗi lần luộc xả sạch với nước lạnh. Đến khi măng mềm vớt ra ngâm với nước vo gạo 2 ngày, mỗi ngày thay nước vo 2 lần để loại bỏ vị đắng.
Luộc măng với nước vo gạo và ớt
Măng tươi để nguyên cho vào nồi lớn, cho ớt tươi, nước vo gạo vào luộc đến khi mềm thì tắt bếp. Khi măng nguội hẳn thì vớt ra, lột vỏ và rửa sạch bằng nước lạnh. Trong khi luộc nhớ mở nắp nồi để chất độc theo hơi nước thoát ra ngoài. Nếu măng có mùi lạ, màu sắc bất thường thì không nên sử dụng.
Luộc măng với rau ngót
Măng bóc vỏ, rửa sạch, cắt mỏng cho vào nồi luộc cùng rau ngót. Khi măng chín vớt ra rửa lại bằng nước lạnh là có thể dùng chế biến món ăn.
Luộc măng bằng nước vôi
Trong trường hợp măng quá đắng, bạn dùng nước vôi để luộc. Luộc qua vài lần nước đến khi nước trong, măng tiết hết chất độc thì đem xả với nước lanh là dùng được.
Những trường hợp hạn chế ăn măng
Bệnh thận: Măng không tốt cho người thận yếu nên cần thay thế bằng thực phẩm khác.
Bệnh gout: Măng có thể làm tăng hàm lượng acid uric trong máu và làm bệnh trở nên nghiêm trọng, đây là món ăn được liệt vào danh sách hạn chế đối với bệnh nhân gout.
Viêm loét dạ dày và tá tràng: Măng có tính hàn, khó tiêu nên những người bị bệnh dạ dày, tiêu hóa hạn chế ăn măng để tránh trường hợp khó tiêu.
Phụ nữ mang thai: Măng chứa nhiều độc tố, trong đó nhiều nhất là glucozit dễ gây nôn mửa, đau bụng, đau đầu…Điều này sẽ ảnh hưởng đến thai nhi nếu mẹ bị ngộ độc
Trẻ em: Măng ảnh hưởng đến việc hấp thu kẽm, canxi cho cơ thể trẻ. Vì vậy, trẻ đang trong giai đoạn phát triển ăn măng nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thiếu canxi làm chậm quá trình phát triển.
Những người hay dùng aspirin: Người dùng thuốc aspirin ăn măng thường bị tổn thương niêm mạc dạ dày nên hạn chế dùng.
Relife