chuột bao tử, ếch sinh tố, cá thối...những món ăn chỉ cần nhìn bạn đã không thể chịu nổi, thế nhưng đây lại chính là những món khoái khẩu, cũng như truyền thống của nhiều đất nước.
Những món ăn kinh khủng nhất thế giới
- 19. Mantak - Da cá voi
- 18. Vilmullymut – tiết canh chua
- 17. Thạch cá
- 16. Trứng vịt lộn ở Việt Nam
- 15. Tiết canh ở Việt Nam
- 14. Súp dơi nấu với hoa quả ở Châu Á
- 13. Não khỉ
- 12. Katsu ika odori-don
- 11. Nhãn cầu cá ngừ
- 10. Chuột bao tử – Trung Quốc
- 9. Món sinh tố ếch tươi sống – Peru
- 8. Pho mát giòi – Ý
- 7. Boodog – Mông Cổ
- 6. Shiokara – Nhật Bản
- 5. Hakarl (cá mập lên men) – Iceland
- 4. Sannakji (Bạc tuộc sống) – Hàn Quốc
- 3. Sashimi ếch (ếch sống) – Nhật Bản
- 2. Kiviaq – Greenland
- 1. Surstromming (cá trích lên men) – Thụy Điển
19. Mantak - Da cá voi
Người ta không thể mua mantak - chỉ người dân Chukotka mới có thể sở hữu và tặng nó cho các vị khách. Ở Nga, theo Công ước quốc tế về săn bắt cá voi, chỉ những người sống ở phía Bắc mới được phép săn bắt cá voi và chỉ cho mục đích tiêu thụ cá nhân.
18. Vilmullymut – tiết canh chua
Từ khó phát âm này là tên của một món súp huyết mà các dân tộc phương Bắc làm từ nội tạng tuần lộc. Tuần lộc, nhung hươu và môi của động vật đem rang kỹ trên lửa, sau đó cho vào nồi ngâm nước khoảng 3-4 ngày để loại bỏ vị đắng.
Sau đó, hỗn hợp được đun sôi cho đến khi các miếng trở nên mềm và chất lỏng đặc lại. Khi hỗn hợp nguội bớt, người ta cho các miếng gan, thận và huyết tươi vào, sau đó cho tất cả các thứ vào trong một cái túi da hoặc một cái chảo, đậy thật kín và để ở nơi tối để lên men. Có thể ăn sau 4 đến 6 tuần.
17. Thạch cá
Ở một nơi có nhiều cá đến nỗi ngay cả món tráng miệng cũng được làm từ cá, vậy thì thạch làm từ da cá có lẽ không phải điều ngạc nhiên.
Đây là cách người Udege (chỉ còn khoảng 1.500 người tính đến năm 2010) chế biến: Da khô của cá hồi keta được làm sạch vảy, thêm sữa và sau đó món ăn được đun trong chảo trên lửa nhỏ, cho đến khi nó đạt được độ sệt như thạch.
Tất cả những gì còn lại phải làm là đổ thạch nóng vào bát, thêm quả mọng và các loại hạt và quả sồi cắt nhỏ, rồi đợi cho món ăn đông lại.
16. Trứng vịt lộn ở Việt Nam
Trứng vịt lộn hay hột vịt lộn là món ăn được chế biến từ quả trứng vịt khi phôi đã phát triển thành hình. Trứng vịt lộn là một trong những món ăn nhẹ bình dân ở Việt Nam... và vẫn được quan niệm ở các nước phương Đông coi là món ăn bổ dưỡng. Trứng được bán rong hoặc tại các góc phố, các hàng ăn nhỏ. Món ăn này cũng được ưa chuộng ở một số nước châu Á khác như là Trung Quốc, Philippines và Campuchia, tuy cách chế biến có khác nhau một chút. Trứng vịt lộn tại Việt Nam thường là phôi thai vịt già từ 9 đến 11 ngày tuổi, luôn được ăn cùng rau răm và muối tiêu khô hoặc muối tiêu chanh (tắc), một số địa phương khác còn ăn kèm với đồ chua ngọt. Ngoài ra,còn có các món biến thể khác như trứng vịt lộn nhúng lẩu, trứng vịt lộn chiên, trứng gà lộn và trứng cút lộn.
Mỗi vùng miền khác nhau có cách thưởng thức trứng vịt lộn khác nhau, tại Hà Nội quả trứng được gỡ khỏi vỏ và bỏ ngay vào bát nhỏ (không dùng cốc), dùng thìa xắn, ăn bình thường.
Ở Miền Nam Việt Nam, trứng sau khi luộc chín được đặt trên một cái chung nhỏ, đầu to của trứng hướng lên trên, sau đó chỉ việc dùng thìa bóc vỏ ở đầu trên của trứng,rồi ăn với các gia vị đi kèm. Đây cũng là món nhậu rất được người miền Nam ưa chuộng.
Ở Đà Nẵng, phần gia vị ăn kèm cũng có khác hơn so với những vùng miền khác. Người ta thường làm nước mắm và đu đủ chua ngọt, thêm vào những gia vị cay và nóng như rau răm, ớt hiểm, gừng để giảm vị tanh của trứng.
Ở Phan Thiết, ngoài các gia vị thông dụng, người ta còn ăn kèm trứng vịt lộn với đồ chua ngọt làm từ cà rốt và củ cải. Cách thức ăn thì giống như của miền Bắc và miền Nam. Khách du lịch phương Tây và những người lần đầu nhìn thấy và ăn thử trứng vịt lộn thường thấy e ngại và không dám ăn trứng vịt lộn.
15. Tiết canh ở Việt Nam
Tiết canh là món ăn tươi sống sử dụng nguyên liệu là tiết động vật tươi được pha với chút nước mắm hoặc nước muối nhạt hãm cho khỏi đông trước khi trộn với những phần thịt, sụn động vật băm nhỏ để làm đông tiết.
Cách chế biến món ăn như vậy rất thịnh hành trong ẩm thực của người Việt, đặc biệt là ở miền Bắc, nhưng chưa từng thấy trong ẩm thực của một nơi nào khác trên thế giới. Tiết canh chứa rất nhiều vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có hại cho con người, do đó các chuyên gia y học khuyến cáo mọi người không nên ăn tiết canh.
Thường khi mổ gia súc gia cầm để làm tiết, do thịt và sụn xương động vật luộc chín được băm nhuyễn hãm tiết phải làm lâu hơn, người nội trợ phải thực hiện công đoạn "hãm tiết" cho khỏi bị đông như một khởi đầu quan trọng trước khi làm món tiết canh.
Gia súc, gia cầm được cắt tiết cho chảy bớt một chút đầu, hứng lấy tiết giữa vào một bát to đựng chút dung dịch hãm.
Dung dịch này có thể là nước mắm pha loãng hoặc nước muối nhạt (theo một tỷ lệ mà những người nội trợ giỏi thường có bí quyết pha riêng) thông thường tỷ lệ đó là 3 nước và 2 mắm, dùng đũa khuấy thật nhẹ nhàng.
Khi thấy tiết chảy ra đã hơi đông và sẫm màu lại phải hứng ngay tiết đó sang bát khác để sử dụng, không tiếp tục cho chảy vào bát nước hãm vì sẽ làm tiết bị đông, mất tác dụng hãm. Nếu đã có thịt, xương sụn động vật luộc chín băm nhuyễn cho vào bát từ trước thì người nội trợ không cần phải thực hiện công đoạn hãm tiết thường rất khó khăn này mà có thể rưới trực tiếp tiết lên bề mặt nguyên liệu đã sắp sẵn trong bát.
Sau đó chú ý không nên di động bát tiết đã được hãm vì có thể sẽ làm long chân tiết. Sau khoảng 20 phút, sẽ có 1 lớp dung dịch xuất hiện trên phần trên bát, còn tiết thì được lắng ở dưới.
14. Súp dơi nấu với hoa quả ở Châu Á
Thế giới ẩm thực luôn khiến chúng ta ngạc nhiên vì sự tài tình, sáng tạo của các đầu bếp trong việc chế biến món ăn. Ở nhiều quốc gia, người ta còn nói rằng: "Con gì chuyển động được thì cũng sẽ làm thịt được".
Chính vì lẽ như vậy, sự đa dạng của các món ăn đôi khi cũng làm người ta khiếp sợ. Trong số đó, phải kể tới món súp dơi "trứ danh" tại nhiều đất nước như Campuchia, Palau hay Guam. Mà "trứ danh" vì đa phần ai cũng sợ xanh mặt khi nhìn thấy món ăn này.
Khi nhắc tới món súp dơi ở Campuchia, người ta nghĩ ngay tới đặc sản của tỉnh Kandal. Cũng như nhiều món ăn châu Á khác, người ta tin rằng súp dơi có tác dụng như một phương thuốc chữa bệnh và rất bổ cho thực khách. Ví dụ, người ta tin rằng máu dơi có tác dụng chữa các bệnh liên quan tới vấn đề hô hấp còn ăn mắt dơi sẽ giúp bạn sáng mắt.
Tại nhiều nhà hàng địa phương, nhân viên phục vụ sẽ mang ra một lồng dơi sống mà bạn có thể thoải mái chọn những con dơi khốn khổ đang kêu gào trong lồng. Người ta có thể chế biến thịt dơi thành súp hay thậm chí ăn sống. Nếu bạn đủ can đảm để ăn thịt dơi sống, người ta sẽ chế biến nó ngay trước mắt bạn, bao gồm cả các khâu dã man như cắt tiết, lột da.
Còn nếu bạn muốn chế biến chín, người ta sẽ đưa con dơi tội nghiệp ra sau bếp, nơi mà nó sẽ được nấu thành súp hay các món ăn khác.
Để chế biến món ăn, người ta đơn giản sẽ thả con dơi vào nồi nước đun sôi để nấu cháo. Sau đó, các gia vị như gừng, hành, muối, tiêu sẽ được thêm vào. Sau khoảng vài chục phút, con dơi sẽ được vớt ra và lột da. Tất cả phần thịt và những phần khác sẽ được lọc xương và cho vào bát. Khi cháo đủ chín, người ta sẽ đổ vào trong bát, thêm chút hành, dầu hào và kem dừa.
13. Não khỉ
Não khỉ rất được ưa chuộng ở Trung Quốc, tuy nhiên lại cực kì gây hại cho sức khỏe của con người. Nó gây ra bệnh Creutzfeldt- Jakob, một chứng rối loạn thoái hóa thần kinh tương tự như bệnh bò điên, dẫn đến mất trí nhớ tạm thời, suy giảm thị lực, trầm cảm và tệ nhất là tử vong.
12. Katsu ika odori-don
Katsu ika odori-don là món ăn Nhật Bản có cơm hoặc mì phủ mực sống. Khi món ăn được bê ra, mực vẫn đang cử động và “vật lộn” trong nước sốt, do các cơ của nó phản ứng với muối ăn. Món ăn này khá nguy hiểm vì các xúc tu của nó rất dễ làm người ăn nghẹt thở.
11. Nhãn cầu cá ngừ
Nhãn cầu cá ngừ là một món ăn ngon phổ biến ở Nhật Bản. Mặt dù chúng được biết đến là loại thực phẩm giàu axit béo omega 3, nhưng không phải ai cũng dám thử vì với nhiều người nó chắc chắn là một trải nghiệm “kinh hoàng”.
10. Chuột bao tử – Trung Quốc
Những con chuột được lôi ra từ bụng chuột mẹ rồi thả vào nồi nước đã nêm sẵn gia vị. Sau đó, thực khách ung dung thưởng thức. Món ăn này được ưa chuộng bởi tin đồn có khả năng cải thiện phong độ "giường chiếu".
9. Món sinh tố ếch tươi sống – Peru
Dân cư vùng núi Arequipa, Peru từ nhiều năm nay giữ nguyên thói quen uống sinh tố ếch tươi để tăng cường sức khỏe. Dù chưa được các nhà khoa học chứng minh, nhưng người dân địa phương tin rằng, thịt ếch tươi giúp họ có sức đề kháng chống mọi bệnh tật. Thậm chí, người dân không dùng các loại thuốc hiện đại.
Cách chế biến món sinh tố ếch tươi có một không hai này khá rùng rợn. Người chế biến phải chọn những chú ếch bắt ở hồ Titicaca nổi tiếng. Chúng được thả trong các bể kính cho tới khi khách hàng tới lựa chọn. Sau đó, ếch tươi bị lột ra và trộn cùng nhiều loại nguyên liệu khác nhau khi đưa vào máy xay. Để giảm mùi tanh, người chế biến cho nhiều nguyên liệu như lô hội, mật ong, rễ cây Adean và rượu để tạo thành món sinh tố.
8. Pho mát giòi – Ý
Bên cạnh những ly capuchino nổi tiếng khắp thế giới thì món casu marzu của đất nước hình chiếc ủng Italy sẽ khiến bạn phải ngỡ ngàng ít nhiều đấy. Đây là một loại pho mát truyền thống của vùng Sardinia, chắc chắn không phải dành cho người yếu tim. Để làm được món casu marzu này, những người dân nơi đây phải làm món pho mát Pecorino nổi tiếng trước và cho chúng lên men bởi loài ruồi Piophila.
7. Boodog – Mông Cổ
Một con ruồi cái Piophila có thể đẻ được hơn 500 trứng. Vì thế, khi ăn loại pho mát casu marzu này, thực khách vẫn thấy những ấu trùng ruồi – giòi bò lúc nhúc với cả hàng ngàn con. Với cách chế biến rùng rợn nhất thế giới, món Boodog của người Mông Cổ đem đến một hình ảnh đầy xót xa và thương cảm. Họ làm món này bằng cách rút xương và ruột của con bò hoặc cừu qua đường cổ họng.
6. Shiokara – Nhật Bản
Nội tạng và ruột cá lên men Shiokara là món ăn của Nhật Bản, món ăn với nguyên liệu chính là toàn bộ nội tạng của các loài cá bao gồm cả ruột, được trộn chung với 10% muối và 30% bột gạo và được ủ trong một hộp kín 1 tháng. Ngày nay, vì nhiều người cảm thấy e ngại với ruột cá, nên món Shiokara được thay vào bằng những nguyên liệu khác như các loại cá sống, mực nang..
5. Hakarl (cá mập lên men) – Iceland
Hakarl là món ăn quen thuộc của người Iceland bao gồm thịt của loài "cá mập tắm nắng" (basking shark) lên men rồi đem treo cho khô trong nhiều tháng. Thịt của loài cá mập này có chất độc khi còn tươi, nên nó phải được để lên men rồi phơi khô trước khi ăn. Con cá mập bị moi hết ruột, đặt vào một hố nông trên cát, phủ cát, sỏi lên và dùng đá chặn lên trên. Trong vòng từ 6 tới 12 tuần nó được nằm yên trong cát, và các loại chất lỏng tập trung bên ngoài con cá và quá trình lên men được thực hiện. Sau khi lên men xong, thịt cá mập sẽ được đem phơi khô trong nhiều tháng.
Món hakarl chỉ được dọn ăn với những miếng nhỏ, nhưng dù vậy, người nào mới nếm thử lần đầu cũng sẽ phải ọe ra dù không chủ tâm, vì cái vị khủng khiếp của nó. Nếu bạn được mời ăn món này, tốt nhất hãy bịt chặt mũi, vì mùi của món hakarl còn kinh dị hơn cái vị của nó gấp nhiều lần.
4. Sannakji (Bạc tuộc sống) – Hàn Quốc
Khi có thực khách gọi món, các đầu bếp mới bắt bạch tuộc còn sống trong hồ và chuẩn bị món ăn. Các xúc tua bạch tuộc còn đang ngo ngoe liên tục sẽ được các đầu bếp nhanh chóng tẩm ướp gia vị rồi mang ra phục vụ khách ngay lập tức.
Khi ăn, thực khách thường được nhắc nhở nhai ngay trước khi xúc tu dính vào vòm họng. Nếu để chúng sính vào, bạn có thể bị ngạt thở và điều này rất nguy hiểm đến tính mạng. Sannakji rất được nhiều người Hàn Quốc ưa thích bởi hương vị tuyệt vời của thịt bạch tuộc tươi.
Nhiều người nói rằng, khi thưởng thức món ăn này ta có cảm giác như những chiếc xúc tu bạch tuộc đang tự động bò xuống họng. Nếu không phải là người Hàn và quen thưởng thức món ăn này, thực khách rất dễ bị nghẹn khi dùng.
3. Sashimi ếch (ếch sống) – Nhật Bản
Để phục vụ món Sashimi ếch cho thực khách được nhanh chóng và luôn tươi sống, các nhà hàng ở Nhật Bản thường nhốt những chú ếch ngay trong nhà bếp. Khi có khách gọi món, đầu bếp sẽ dùng dao mổ bụng ếch và loại bỏ những phần không ăn được.
Ếch được lột da, lấy tim và phần tim này được ăn ngay khi vừa được lấy ra khỏi lồng ngực ếch, khi tim vẫn còn đập. Sau đó các đầu bếp sẽ lọc phần thân ếch lấy thịt làm Sahimi phục vụ khách và phần xương còn lại được hầm nhỏ lửa để làm món súp ăn kèm.
Điều đáng nói là các đầu bếp thường mổ thịt những con ếch vẫn còn sống ngay trước mặt thực khách, và ngay khi đã được "lên mâm lên đĩa", đầu ếch vẫn còn co giật và mắt vẫn còn chớp chớp rất đáng sợ. Cũng chính vì có cảm giác như phải "ăn tươi nuốt sống" chú ếch nên hiếm có du khách nào dám thử món Sahimi ếch này dù nó là một trong những món ăn khoái khẩu của người Nhật.
2. Kiviaq – Greenland
Hải cẩu thối rữa nhồi chim chết Kiviaq là món ngon truyền thống của người Inuits cư trú tại vùng bắc Greenland hẻo lánh. Để thực hiện món ăn này, người ta phải bắt và giết chết những con chim biển auk và hải cẩu.
Với một con hải cẩu, người ta sẽ nhét khoảng 500 con chim vào bụng, rồi khâu kín lại thành một chiếc túi chắc chắn và chôn sâu dưới lòng đất trong 18 tháng. Sau khi lấy lên, món ăn đã hoàn thành, những chú chim được lấy ra, người ăn chỉ cần vặt bớt lông rồi ăn ngay, thậm chí xương cũng không bỏ.
1. Surstromming (cá trích lên men) – Thụy Điển
Tuy có mùi vị thum thủm không mấy dễ chịu nhưng nếu đã trót lọt được miếng đầu tiên thì có thể bạn sẽ không ngừng đũa đấy, vì món ăn này có sức hấp dẫn rất kỳ lạ. Đây là một món ăn truyền thống của Thụy Điển có xuất xứ từ miền Bắc.Surströmming được làm từ thịt cá trích ở vùng biển Baltic và để lên men trong nước muối loãng ít nhất... sáu tháng. Quá trình lên men quá mạnh làm những chiếc lon chứa cá bị phình ra vì áp suất quá lớn. Cũng nhờ được ngâm trong nước muối nên thịt cá không bị hỏng và có vị mặn phù hợp với nhiều món ăn kèm như bánh mì, khoai tây, hành tía, hẹ và kem chua.
Cá trích luôn được xem là một món ăn đặc biệt với nhiều ý kiến trái chiều đến từ các thực khách. Và món cá trích muối Surströmming thì thậm chí còn đem lại vô vàn lời cảm thán khi được mệnh danh là một trong những món ăn bốc mùi nhất thế giới.
Đã từ lâu, Surströmming nổi tiếng gần xa với hương vị đặc trưng khó quên. Thậm chí, món ăn này còn được đưa vào bảo tàng những loại thức ăn "kinh dị" tại Thụy Điển, đủ để cho thấy sức hút độc đáo và to lớn của Surströmming.
Người Thụy Điển thường ăn Surstromming ngoài trời vì món ăn bốc mùi rất nặng khi hộp cá được mở ra. Surstromming thường được những du khách can đảm nếm thử so sánh với trứng thối, giấm và bơ ôi. Tuy nhiên, món ăn truyền thống nặng mùi này thậm chí còn có bảo tàng riêng của mình ở Thụy Điển.
Được biết, đã có khoảng một nửa du khách ghé thăm bảo tàng "phát ốm" sau khi mở thử một hộp Surströmming và ngửi phải mùi vị khó quên này. Phần lớn những người có can đảm nếm thử cũng chẳng thể nuốt trôi mà phải nhổ ngay miếng cá ra ngoài.
t/h