Những phụ nữ bị đái tháo đường mà đang mang thai cần chú ý với những loại hoa quả mình ăn để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn con.
1. Đái tháo đường thai kỳ là gì?
Đái tháo đường thai kỳ hay tiểu đường thai kỳ là tình trạng tình trạng lượng đường trong máu cao ở một số phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Bệnh thường phát triển từ tuần thai thứ 24-28.
Nếu được chẩn đoán đái tháo đường trong thai kỳ, không có nghĩa là thai phụ đã mắc bệnh từ trước lúc mang thai hoặc sau khi sinh con. Tuy nhiên, đái tháo đường thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường typ 2 trong tương lai.
Bên cạnh đó, nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường ở trẻ, đồng thời gây ra những biến chứng sức khỏe cho cả mẹ lẫn con.
2. Các dấu hiệu và triệu chứng của đái tháo đường thai kỳ
Hầu hết phụ nữ mang thai không gặp phải các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh đái tháo đường thai kỳ. Hầu hết phát hiện ra rằng họ mắc bệnh này trong một cuộc kiểm tra định kỳ. Trên thực tế, cách duy nhất để biết có mắc đái tháo đường thai kỳ hay không là xét nghiệm lượng đường trong máu, thường được đưa ra khi thai được 24 đến 28 tuần.
Một số phụ nữ có thể nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng đầu tiên của bệnh đái tháo đường thai kỳ, bao gồm:
- Cơn khát tăng dần: Uống nhiều hơn mức bình thường và có cảm giác luôn khát nước.
- Đái tháo đường thai kỳ có thể khiến thai phụ cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường.
- Thai phụ cảm thấy nhanh đói và ăn nhiều hơn.
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường.
- Khô miệng mặc dù uống nhiều có thể là một dấu hiệu khác của bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Khi các thức ăn được đưa vào cơ thể, lúc này tuyến tụy sẽ tiết ra insulin, một loại hormone giúp di chuyển một loại đường gọi là glucose từ máu đến các tế bào để sử dụng nó làm năng lượng.
Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra các hormone gây tích tụ glucose trong máu. Thông thường, tuyến tụy có thể tiết ra đủ insulin để xử lý nó. Nhưng nếu cơ thể không thể tạo đủ insulin hoặc ngừng sử dụng insulin như bình thường, lượng đường trong máu sẽ tăng lên và thai phụ sẽ được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Các yếu tố nguy cơ đái tháo đường thai kỳ:
Điều quan trọng hơn là tìm kiếm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đái tháo đường thai kỳ để xem bạn có nguy cơ mắc bệnh hay không, bao gồm:
- Phụ nữ trên 25 tuổi.
- Tiền sử gia đình có thành viên mắc bệnh đái tháo đường typ 2.
- Có lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường nhưng không đủ cao để trở thành bệnh đái tháo đường (được gọi là tiền đái tháo đường).
- Đái tháo đường thai kỳ trong những lần mang thai trước.
- Thừa cân hoặc béo phì.
- Bị hội chứng buồng trứng đa nang hoặc một tình trạng sức khỏe khác có liên quan đến các vấn đề với insulin.
- Bị tăng huyết áp, cholesterol cao, bệnh tim hoặc các biến chứng y tế khác.
- Đã từng sinh một em bé nặng cân (trên 4kg).
- Đã từng bị sảy thai, thai chết lưu hoặc có một số dị tật bẩm sinh.
4. Chế độ ăn uống và tập thể dục cho bệnh đái tháo đường thai kỳ
Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, ít đường. Cần có sự tư vấn của bác sĩ để đảm bảo rằng bạn đang nhận được dinh dưỡng cần thiết. Thực hiện theo kế hoạch bữa ăn dành cho người bị bệnh đái tháo đường:
- Thay các loại đồ ăn nhẹ có đường như bánh quy, kẹo và kem để lấy đường tự nhiên như trái cây, cà rốt và nho khô. Thêm rau và ngũ cốc nguyên hạt, đồng thời theo dõi khẩu phần ăn hàng ngày.
- Chia nhỏ bữa ăn: Ăn ba bữa nhỏ cùng với hai hoặc ba bữa ăn nhẹ vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
- Nhận 40% lượng calo hàng ngày cung cấp cho cơ thể từ carbs và 20% từ protein. Hầu hết các loại carbs phải là loại carbs phức tạp, giàu chất xơ, với chất béo từ 25-40%.
Một chế độ ăn lành mạnh tốt cho người bị đái tháo đường thai kỳ.- Mục tiêu là 20-35g chất xơ mỗi ngày. Các loại thực phẩm như bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc và mì ống, gạo lứt, bột yến mạch, rau và trái cây sẽ cung cấp đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể.
- Hạn chế tổng lượng chất béo xuống dưới 40% lượng calo hàng ngày. Chất béo bão hòa nên ít hơn 10% tổng số calo cơ thể tiêu thụ hàng ngày.
- Ăn đa dạng, nhiều loại thực phẩm để đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất.
Có thể tập thể dục khi bị đái tháo đường thai kỳ, theo hướng dẫn của bác sĩ. Vận động là một cách tốt để giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Hãy hoạt động càng sớm càng tốt. Mục tiêu 30 phút hoạt động vừa phải ở hầu hết các ngày trong tuần. Chạy, đi bộ, bơi lội và đi xe đạp là những lựa chọn tốt cho thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ.
5. Lợi ích của việc thêm trái cây vào chế độ ăn cho người bị đái tháo đường thai kỳ
Trái cây có nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong số đó có một số loại có lợi cho sức khỏe với những người đang sống chung với bệnh đái tháo đường.
Dưới đây là một số những lợi ích của việc thêm trái cây vào chế độ ăn uống thân thiện với bệnh đái tháo đường là:
5.1 Cung cấp chất xơ
Đái tháo đường thai kỳ: Những mối nguy cho mẹ bầu và thai nhi
Chủ động phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ
Trái cây là thực phẩm cung cấp nguồn chất xơ dồi dào cho cơ thể. Chất xơ là phần thực phẩm có nguồn gốc thực vật không thể bị phân hủy hoàn toàn bởi các enzym tiêu hóa. Chất xơ có lợi trong việc giúp ngăn ngừa tăng đột biến lượng đường trong máu, giảm cholesterol trong máu, tăng cảm giác no giúp kiểm soát sự thèm ăn.
5.2 Cung cấp vitamin và khoáng chất
Ăn trái cây rất có lợi cho sức khỏe người bệnh đái tháo đường. Kali trong trái cây như chuối, cam quýt, dưa và mơ có thể giúp giảm huyết áp. Vitamin C và axit folic trong trái cây họ cam quýt giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, tăng chức năng não và tăng cường miễn dịch.
5.3 Chất chống ôxy hóa
Chất chống ôxy hóa như anthocyanins được tìm thấy trong các loại quả mọng, anh đào và nho đỏ có thể giúp ngăn chặn tổn thương tế bào và có khả năng làm chậm sự tiến triển của một số bệnh mạn tính, bao gồm cả bệnh tim. Thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa khác bao gồm đào, sung, lê, ổi, cam, mơ, xoài, dưa đỏ và đu đủ.
6. Một số loại trái cây tốt cho người đái tháo đường thai kỳ
Sau khi mang thai, một số mẹ bầu sẽ bị đái tháo đường thai kỳ do thay đổi quá trình bài tiết hormone và chế độ ăn uống không hợp lý. Để kiểm soát đường huyết việc ăn trái cây là điều không hề đơn giản vì hầu hết các loại trái cây đều có hàm lượng đường khá cao. Dưới đây là một số loại trái cây thích hợp cho mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ.
6.1 Kiwi
Kiwi giúp cải thiện tình trạng đái tháo đường thai kỳ.Kiwi là loại trái cây có hàm lượng calo rất thấp và ít đường, đồng thời kiwi cũng rất giàu chất dinh dưỡng nên đặc biệt thích hợp cho những thai phụ bị đái tháo đường. Ngoài ra, kiwi còn có thể cải thiện tình trạng đái tháo đường thai kỳ cho bà bầu, giảm các triệu chứng khát và khó chịu.
6.2 Táo
Táo rất giàu crom có tác dụng cải thiện độ nhạy insulin ở bệnh nhân đái tháo đường. Ngoài ra táo cũng rất giàu axit trái cây có tác dụng ổn định lượng đường trong máu nên bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ có thể ăn táo một cách hợp lý, mỗi ngày 1-2 quả là được.
6.3 Bưởi
Bưởi được biết đến là một loại trái cây có chứa insulin, vì cùi bưởi có chứa chức năng tương tự như insulin nên bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ ăn bưởi là rất thích hợp. Ngoài ra, bưởi còn có tác dụng hạ huyết áp, ngăn ngừa chứng tăng lipid máu ở phụ nữ mang thai.
6.4 Dâu tây
Hàm lượng đường trong dâu tây rất thấp, dù bị đái tháo đường thai kỳ cũng có thể ăn được. Ngoài ra dâu tây rất giàu kali nên có tác dụng giảm bớt các triệu chứng khát nước gây ra do bệnh đái tháo đường.
6.5 Anh đào
Anh đào cũng là loại trái cây có vị chua ngọt nhưng hàm lượng đường không cao và đây cũng là một trong những loại trái cây rất thích hợp cho bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ. Ngoài ra, anh đào cũng rất giàu anthocyanins, có thể thúc đẩy quá trình tiết insulin.
7. Đái tháo đường thai kỳ ăn bao nhiêu trái cây là đủ?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn 2 đến 4 phần mỗi ngày. Một khẩu phần bằng:
- 1 trái cây vừa (chẳng hạn như chuối, táo hoặc cam).
- 1/2 chén (170g) trái cây cắt nhỏ, đông lạnh, nấu chín hoặc đóng hộp.
- 3/4 cốc (180ml) nước ép trái cây.
Các lựa chọn trái cây lành mạnh bao gồm:
- Nên ăn toàn bộ trái cây thay vì nước trái cây vì sẽ cung cấp nhiều chất xơ hơn cho cơ thể.
- Sử dụng nước hoa quả nguyên chất, không thêm đường.
- Lựa chọn trái cây tươi và nước trái cây vì chúng sẽ bổ dưỡng hơn các loại trái cây đông lạnh hoặc đóng hộp.
8. Phòng tránh đái tháo đường thai kỳ
Bơi lội tốt cho thai phụ bị đái tháo đường.Cách tốt nhất để phòng ngừa tình trạng đái tháo đường khi mang thai là duy trì thói quen và lối sống lành mạnh trước/trong khi mang thai. Ngoài ra, trong trường hợp bạn từng bị bệnh từ trước, việc tuân thủ những thói quen lành mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trong những lần mang thai kế tiếp hoặc phát triển thành bệnh đái tháo đường type 2 trong tương lai.
Chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe: Các loại thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và calo như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt… là lựa chọn tuyệt vời.
Vận động thường xuyên: Hãy dành 30 phút vận động hợp lý, nhẹ nhàng mỗi ngày như tưới cây, lau dọn nhà cửa, đi bộ… cũng rất tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi.
Giữ cân nặng hợp lý khi có ý định mang thai: Thừa cân, béo phì tiền mang thai là nguyên nhân của một loạt vấn đề sức khỏe xảy đến trong thai kỳ, chẳng hạn như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, sinh non… Do đó, nếu bạn thừa cân và đang có kế hoạch sinh em bé, hãy giảm cân để tạo nền tảng cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Tránh tăng cân hơn mức khuyến nghị trong thời kỳ mang thai: Việc tăng cân quá nhanh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, nhất là với những thai phụ thừa cân trước khi mang thai. Bác sĩ sẽ cho biết mức tăng cân hợp lý, tùy thuộc vào cân nặng cũng như thể trạng của mẹ và thai nhi.
Mức đường huyết mục tiêu cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị những mục tiêu này đối với phụ nữ mang thai khi kiểm tra lượng đường trong máu:
- Trước bữa ăn: 95 mg/dL hoặc ít hơn
- Một giờ sau bữa ăn: 140 mg/dL hoặc ít hơn
- Hai giờ sau bữa ăn: 120 mg/dL hoặc ít hơn
PV (T/h)