Nhiều chị em khi muốn giảm cân đã truyền tai nhau "bí kíp" dùng bí đao. Tuy nhiên, nếu dùng bí đao không đúng cách sẽ khiến chị em có thể ngộc độc, thậm chí dẫn đến mất mạng.
Bí đao là loại quả dùng như rau tươi và làm mứt rất thông dụng. Bí đao không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn có nhiều công dụng trong chữa bệnh và làm đẹp. Theo y học cổ truyền, bí đao thường được dùng để chữa các chứng bệnh lý hô hấp, bệnh đái đường, phù do bệnh thận, bệnh gan, phù khi mang thai...
Bí đao có vị ngọt tính hàn, chứa hàm lượng nước lớn nên công dụng được biết đến nhiều nhất là thanh nhiệt giải độc, làm mát ruột, lợi tiểu và hết khát. Nếu cơ thể bị nhiệt nóng (nổi mụn, vàng da) nên bổ sung thường xuyên bí đao vào thực đơn hàng ngày.
Bên cạnh đó, bí đao còn có tác dụng làm tiêu nước dư trong cơ thể, giảm béo, giữ eo thon cho phụ nữ.
Mặc dù bí đao có nhiều tính năng và công dụng đối với sức khỏe nhưng cần phải biết cách sử dụng và ăn đúng cách nếu không sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
Không nên ăn bí đao sống
Với mong muốn giảm cân, nhiều chị em truyền tai nhau ép nước bí đao để uống. Đấy là một sai lầm cần sớm loại bỏ vì trong bí đao sống có tính xà phòng rất cao, ngày xưa ở các làng dệt vải người ta thường lợi dụng tính chất này của bí đao dùng nước bí đao sống để tẩy trắng vải thay cho thuốc tẩy. Vì thế nếu bạn ăn sống bí đao hoặc uống nước bí đao sống được xay như sinh tố để mong làm đẹp thì không nên vì tính chất xà phòng của bí đao sống sẽ phá hủy hệ thống tiêu hóa của bạn.
Tuy nhiên, bí đao khi được nấu chín kỹ thì tính xà phòng gần như mất hết. Vì vậy nếu có ý định giảm cân bằng bí đao, vẫn nên áp dụng.
Đối với những người muốn giảm cân, nên sử dụng bí đao luộc, xào…Như một món chính trong bữa cơm hàng ngày. Sau khi đã quen hãy bắt đầu ăn bí đao thay cơm hoàn toàn để việc giảm cân được hiệu quả.
Bí đao khi được nấu với rượu làm cao bí đao hoặc được đun chín kỹ thì tính xà phòng gần như mất hết nên thường xuyên ăn bí đao nấu kỹ hay uống nước bí đao luộc sẽ có tác dụng giảm cân tốt. Nếu tuân thủ được nguyên tắc trên sẽ đảm bảo tốt cho sức khỏe gia đình bạn.
Những người không nên ăn bí đao
Không phải người nào ăn bí xanh cũng tốt. Có một số trường hợp nếu ăn bí xanh sẽ gây bất lợi cho sức khỏe. Vì vậy, nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không nên ăn loại quả này.
Những người bị huyết áp thấp thì không nên giảm cân bằng bí đao. Bởi thành phần của bí đao rất ít calo nên sẽ làm hạ huyết áp nhanh, dễ gây ra đột quỵ. Với những đối tượng này chỉ nên coi bí đao như một loại rau, một loại thức uống phụ sau mỗi bữa cơm.
Người có cơ địa lạnh: Bí đao tính mát, người có cơ địa lạnh nên dùng liều lượng ít rồi tăng dần mỗi ngày để cơ thể thích nghi. Người bị tì vị hư hàn, hay bị chướng bụng, tiêu chảy tốt nhất nên hạn chế ăn bí đao.
Người bị dị ứng: Không dùng cho người mắc chứng tâm dương hư gặp lạnh hay hồi hộp (tâm quý). Người bị dị ứng mẩn ngứa khi gặp gió lạnh (biểu hàn) cũng không nên dùng.
Ăn quá nhiều bí đao có thể gây thiếu chất, sức khỏe giảm sút
Bí đao là loại thực phẩm được đánh giá là “lành tính” nhưng nếu các bạn ăn quá nhiều bí đao sẽ khiến cơ thể bị thiếu chất và sức khoẻ dần bị giảm sút. Nguyên nhân của việc này là do lượng calo trong bí đao khá thấp, 100g bí đao chỉ cung cấp 13 calo trong khi cơ thể mỗi người trưởng thành mỗi ngày cần khoảng 2000 – 2200 calo nếu làm các công việc nhẹ nhàng. Ăn nhiều bí đao sẽ khiến cơ thể thiếu hụt năng lượng dẫn đến sức khỏe giảm sút.
Trong thành phần dinh dưỡng của quả bí đao cũng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Nếu so sánh với các loại rau khác thì hàm lượng dinh dưỡng trong bí đao tương đối thấp. Khi các bạn ăn nhiều bí đao thì sẽ không ăn được đa dạng các loại thực phẩm khác dẫn đến cơ thể thiếu chất do hàm lượng vitamin và khoáng chất bị thiếu hụt.
Bí đao bị đắng có thể gây ngộ độc Cucurbitacin
Một trong những tác hại của bí đao đó là có thể gây ngộ độc nhưng rất ít người biết đến. Trong các cây họ bầu bí đều chứa một lượng rất nhỏ Cucurbitacin có tác dụng rất tốt cho cơ thể. Thông thường thì hàm lượng Cucurbitacin này rất nhỏ nhưng do yếu tố thời tiết, sâu bệnh hay mất cân bằng dinh dưỡng mà thân và quả của cây thuộc họ bầu bí có thể tập trung hàm lượng lớn Cucurbitacin. Nếu bí đao chứa hàm lượng Cucurbitacin cao thì khi chế biến món ăn bạn sẽ thấy quả bị đắng. Nếu bạn ăn các món ăn từ quả bí đao bị đắng thì có thể khiến cơ thể bị ngộ độc Cucurbitacin.
Việc ngộ độc Cucurbitacin trên bí xanh chưa có ghi nhận ai tử vong nhưng ngộ độc Cucurbitacin trên bí đỏ và quả bầu đã ghi nhận ít nhất một trường hợp tử vong ở Đức và Ấn Độ. Do đó, các bạn nên cảnh giác không nên ăn bí đao khi bị đắng.
pv (t/h)