Ai trong chúng ta cũng có khả năng mắc ung thư, nhưng vẫn có người tránh được bệnh.
Mọi người đều có 22% nguy cơ mắc bệnh ung thư
Theo "Phân tích nghiên cứu về bệnh ung thư ở Trung Quốc năm 2014", nếu tính dựa trên tuổi thọ trung bình là 74 năm thì xác suất mắc bệnh ung thư trong đời một người là 22%. Việc có thể phòng tránh ung thư được hay không còn phụ thuộc nhiều vào lối sống và thói quen của mỗi người.
Theo số liệu khảo sát của Hiệp hội Ung thư Mỹ:
- Nếu bạn là nam giới, nguy cơ mắc bệnh ung thư là 44,29% và nguy cơ tử vong vì ung thư là 23,2%.
- Nếu bạn là phụ nữ, khả năng mắc bệnh ung thư trong đời của bạn là 37,76% và khả năng tử vong vì ung thư là 19,58%.
Ai trong chúng ta cũng có khả năng mắc ung thư, nhưng vẫn có người tránh được bệnh. Lý do là bởi ung thư thường tấn công những ai có 7 dấu hiệu bên dưới đây.
Ung thư chỉ có thể tấn công những ai có 7 dấu hiệu sau đây
1. Người thích ăn mọi thứ khi còn nóng
Quá trình kể từ khi bắt đầu nuốt cho đến khi thực phẩm vào thực quản và đi vào dạ dày chỉ mất khoảng 9 giây. 9 giây là một khoảng thời gian khá nhanh, nhưng đã đủ để gây tổn thương cho khoang miệng, thực quản nếu đồ ăn đó có nhiệt độ vượt quá 65 độ C.
Thức ăn nóng, đồ uống nóng có thể dễ dàng làm bỏng niêm mạc thực quản, gây ra viêm và cuối cùng gây ung thư.
Một số khảo sát cho thấy ở Trung Quốc, người Kazakhstan ở Tân Cương, thường uống trà sữa nóng, người Triều Sơn thích trà Kung Fu, người dân vùng núi Taihang thích uống cháo nóng... Hiện tại, cả 3 địa phương này đều có tỷ lệ mắc ung thư thực quản, ung thư miệng cao.
Các chuyên gia khuyên rằng nếu thức ăn hoặc đồ uống cảm thấy nóng thì đừng ăn vội, nên chờ cho thực phẩm nguội đến 30-40 độ C mới có thể sử dụng.
2. Thích ăn thịt nhưng không thích ăn rau
Ăn quá nhiều thịt có thể gây béo phì. Đây là tình trạng có liên quan đến nhiều loại ung thư như ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Thêm nữa, trái cây và rau quả chứa nhiều chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột và loại bỏ các chất có hại. Không ăn trái cây và rau quả thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết.
Cuối cùng chỉ ăn thịt mà không có rau cũng có thể dẫn đến thiếu vitamin. Nghiên cứu cho thấy:
- Nếu không có beta-carotene, tỷ lệ mắc ung thư phổi cao gấp 7 lần.
- Thiếu vitamin A rất dễ gây ung thư phổi, ung thư dạ dày.
- Thiếu axit folic và vitamin B2 là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ mắc ung thư thực quản cao.
Để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, bạn nên ăn nhiều hơn 400 gam rau mỗi ngày và không quá 200 gam thịt cá. Một chế độ ăn uống đơn giản là cách tốt nhất để tránh xa bệnh ung thư.
3. Người thường thức khuya
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh đã nghiên cứu trên hơn 1.000 bệnh nhân ung thư ở độ tuổi 30-50 từ khắp nơi trên thế giới. Họ phát hiện ra rằng 99,3% trong số họ có thói quen thức khuya,
Một mặt, thức khuya sẽ gây rối loạn đồng hồ sinh học. Mặt khác, ánh đèn ngủ sẽ phá hủy sự hình thành melatonin của cơ thể, đây là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ chức năng miễn dịch của cơ thể. Đồng thời dễ dẫn đến bệnh bạch cầu, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt... Do đó, tốt nhất là đừng thức quá 11 giờ.
4. Dùng thực phẩm bổ sung bừa bãi dễ gây ung thư hơn
Các chuyên gia chỉ ra rằng không có chất bổ sung dinh dưỡng nào là thuốc chữa bách bệnh để ngăn ngừa ung thư.
Đặc biệt khi bổ sung quá nhiều thực phẩm chức năng sẽ làm tăng gánh nặng cho cơ thể. Có thể dẫn đến việc bạn có quá nhiều chất này và không đủ chất khác. Điều đó vô tình làm thúc đẩy mầm bệnh, làm suy yếu gan, thận... và tạo điều kiện để ung thư xuất hiện.
5. Thường ăn thức ăn thừa
Bản tin buổi tối của Trung Quốc từng đưa tin "một gia đình ba người ở Dương Châu lần lượt bị ung thư dạ dày và ung thư đường ruột vì thường xuyên ăn thức ăn thừa". Gia đình ba người này thường ăn rau để qua đêm và thức ăn có mùi... Đồ ăn để qua đêm thường có hàm lượng nitrit cao, nếu ăn lâu ngày sẽ tích tụ trong cơ thể, gây ung thư đường tiêu hóa.
6. Nghiện thuốc lá
Trong số các chất gây ung thư được Tổ chức Y tế Thế giới công bố, hút thuốc lá thứ đứng đầu. Trên thực tế, hút thuốc không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư của bản thân mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cho các thành viên trong gia đình bạn.
Nghiên cứu cho thấy:
- Hút 20 điếu thuốc mỗi ngày và hút thuốc trên 20 năm làm tăng nguy cơ tử vong do ung thư phổi lên 20 lần;
- Phụ nữ sống chung với người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 6 lần so với người bình thường;
- Phụ nữ hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 1,9 lần so với nam giới hút thuốc.
7. Người lười vận động
Các chuyên gia y tế Nhật Bản đã chỉ ra rằng phát hiện ra rằng hầu hết bệnh nhân ung thư dạ dày thường ăn quá nhiều và ngồi quá lâu.
Các nghiên cứu của Mỹ cho thấy những người ngồi trong thời gian dài có nguy cơ mắc ung thư ruột kết cao hơn 40% -50% so với những người tập thể dục đều đặn. Do đó, cứ sau hai giờ làm việc, bạn phải đứng dậy và hoạt động nhẹ nhàng 15 phút. 3 lần/tuần nên tập thể dục, mỗi lần ít nhất 30 phút.
pv (t/h)