Với cách bảo quản thức ăn thừa sau bạn có thể giữ được 5-7 ngày mà không lo bị hỏng.
Thói quen của rât nhiều bà nội trợ là sau khi thức ăn còn thừa sẽ cho ngay vào một chiếc hộp nhựa, hoặc thủy tinh có nắp đậy rồi cất vào tủ lạnh để bảo quản cho bữa sau. Tuy nhiên, cách làm này không thật sự đúng vì nó không diệt được hết vi khuẩn có trong thức ăn thừa. Bởi vậy, muốn an toàn bạn hãy thử mẹo nhỏ dưới đây nhé!
Vì sao nên đun sôi thức ăn thừa rồi mới cho vào tủ lạnh cất?
Người Việt Nam chúng ta thường có thói quen tiết kiệm nên những đồ ăn đã nấu chín khi không ăn hết thường cất đi vào tủ lạnh ngày hôm sau dùng tiếp chứ không đổ đi vô cùng lãng phí. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ thì sau khi ăn, các thức ăn thừa đã nhiễm khuẩn, do đó trước khi cho vào tủ lạnh cất giữ cần đun sôi lại để diệt khuẩn. Có như vậy mới hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và giữ thức ăn được lâu hơn và tốt hơn. Nhưng thói quen này chưa được phổ biến mọi người sau khi ăn xong thường trực tiếp cho đồ ăn thừa vào tủ lạnh cất giữ, khiến cho món ăn dễ bị vi khuẩn xâm nhập ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh
Đối với thức ăn đã nấu chín
Với thực phẩm đã được nấu chín, nên để nguội (khoảng 2 tiếng) trước khi cho vào hộp đựng thực phẩm, đậy kín và đặt ở nhiệt độ từ 2 - 4 độ C bên trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu đặt thức ăn còn đang nóng vào trong tủ lạnh sẽ dễ làm tăng nhiệt độ và gây ảnh hưởng đến các thực phẩm khác cũng như khiến cho máy nén hoạt động nhiều hơn, ảnh hưởng đến tuổi thọ của tủ lạnh.
Thời gian sử dụng thức ăn đã được nấu chín nên diễn ra trong khoảng 3 ngày và bạn có thể chia nhỏ lượng thức ăn trước khi bảo quản giúp cho việc sử dụng được tiện lợi hơn.
Đóng gói thực phẩm an toàn
Đóng gói thực phẩm an toàn cũng là một trong những cách giúp bạn duy trì được độ tươi ngon của thực phẩm. Cụ thể, bạn cần phải phân loại và sơ chế thực phẩm như Điện máy XANH đã hướng dẫn ở phần trên.
Sau đó, bạn nên đảm bảo cho đôi bàn tay được sạch sẽ và chỉ sử dụng các loại túi sạch (còn mới) trước khi cho thực phẩm vào và bịt kín.
Cuối cùng, bạn bảo quản thực phẩm tươi sống (như thịt, cá, hải sản) trong ngăn đông mềm của tủ lạnh nếu có dự định sử dụng từ 1 - 3 ngày vì đây là phần ngăn được thiết kế riêng với nhiệt độ ổn định và tách biệt với các loại thực phẩm khác bên trong ngăn mát tủ lạnh.
Ngoài ra, cũng có thể đặt thực phẩm tươi sống vào ngăn đá tủ lạnh với thời gian bảo quản lâu hơn đến vài tháng.
Không để quá nhiều đồ trong tủ lạnh
Việc đặt quá nhiều đồ vào bên trong tủ lạnh sẽ ảnh hưởng đến các luồng khí lạnh luân chuyển, khiến cho thực phẩm được làm lạnh không đồng điều. Đây cũng là nguyên nhân làm cho thực phẩm dễ bị ôi thiu, biến chất do không đủ độ lạnh.
Đặt nhiệt độ phù hợp để bảo quản từng loại thực phẩm
Khi bạn muốn bảo quản thực phẩm thì nên phân loại chúng ra bởi vì mỗi nhóm thực phẩm đều được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, đối với rau củ thường được bảo quản bên trong ngăn mát tủ lạnh từ 1 - 4 độ C.
Trong khi với thực phẩm tươi sống như hải sản, thịt và cá có thể bảo quản ở nhiệt độ từ 1 - 3 độ C (nên sử dụng trong ngày, càng sớm càng tốt) hoặc ở ngăn đông -18 độ C (với thời gian sử dụng lâu hơn, từ 1 - 3 ngày). Nếu như bạn để nhiệt độ không phù hợp thì thực phẩm, rau quả dễ bị hỏng thối không còn sử dụng được nữa rất lãng phí.
PV (T/h)