Thịt lợn nuôi đúng quy trình, tiêu chuẩn của Bộ nông nghiệp hoàn toàn tốt cho sức khỏe con người. Đây là thực phẩm an toàn, phù hợp với chế độ ăn của chúng ta. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ở con lợn, có một số bộ phận bạn nên thận trọng khi ăn.
Thịt lợn là món quen thuộc trong ba bữa của các gia đình người Việt. Thịt lợn cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng cho cơ thể. Trong 100 gam thịt lợn chứa thành phần dinh dưỡng cơ bản như protein, mỡ, canxi, phosphor, sắt, kẽm, kali, natri, vitamin A...
Thịt lợn nuôi đúng quy trình, tiêu chuẩn của Bộ nông nghiệp hoàn toàn tốt cho sức khỏe con người. Đây là thực phẩm an toàn, phù hợp với chế độ ăn của chúng ta. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ở con lợn, có một số bộ phận bạn nên thận trọng khi ăn.
Cật lợn
Phần màng màu trắng trong quả thận là bể thận và bao xơ thận - cơ quan lọc nước tiểu của thận lợn. Phần này có mùi hôi nồng, trong màng sợi màu trắng có một tuyến màu nâu nhạt, đó là tuyến thượng thận của lợn. Bộ phận này rất giàu corticoid.
Nếu phụ nữ có thai ăn nhầm vào tuyến thượng thận, corticoid trong đó có thể làm tăng natri huyết thanh của thai phụ, làm giảm sự thoát dịch và gây phù nề khi mang thai. Hormone tuỷ có thể thúc đẩy sự phân huỷ glycogen, làm tim đập nhanh hơn và gây ra các bệnh như tăng huyết áp hoặc tăng đường huyết. Người ăn phải có thể buồn nôn, nôn mửa, tê tay chân, yếu cơ, cùng các triệu chứng ngộ độc khác.
Khi ăn cật lợn, nên bóc lớp màng trên bề mặt của cật, sau đó dựng đứng quả cật lên, dùng dao cắt dọc theo thân cật rồi loại bỏ toàn bộ phần trắng bên trong. Cuối cùng, bạn thái nhỏ cật, rửa sạch bằng muối hoặc rượu để khử mùi hôi tanh.
Khi mua cật lợn, nên chọn quả tươi mềm, bóng, có độ đàn hồi, có màu đỏ nhạt. Nếu cật chảy nước, có đốm màu trên bề mặt, bạn không nên mua.
Cổ lợn
Thịt cổ lợn nằm ở phía trước và phần dưới của khí quản lợn. Phần này chứa một lượng lớn hormone tuyến giáp thyroxine nên có thể ảnh hưởng đến mức độ hormone tuyến giáp trong cơ thể, gây ra các triệu chứng của bệnh cường giáp như buồn nôn, chán ăn, tim đập nhanh, khó thở, tiêu chảy, đau bụng... Ở một số người, triệu chứng bệnh này là hồi hộp, khó thở, loạn nhịp tim, nhức đầu, ù tai, bồn chồn, đổ mồ hôi...
Ngoài ra, trên cả con lợn, người mua nên chú ý loại bỏ cả các hạch bạch huyết. Theo ông Trương từ Viện Khoa học Chăn nuôi Gia súc và Gia cầm Nam Kinh (Trung Quốc), có rất nhiều hạch bạch huyết, là những cục màu xám, nhạt, phân bố khắp cơ thể con lợn. Hạch bạch huyết là hệ thống phòng thủ đầu tiên của cơ thể và đặc biệt dễ bị nhiễm virus, do đó, ăn bộ phận này có thể gây hại cơ thể.
Một số bà nội trợ có kinh nghiệm, khi mua thịt có thể phát hiện, loại bỏ những hạch này. Tuy nhiên, nếu người không tinh mắt, sẽ khó loại bỏ được hạch.
Phổi lợn
Phổi lợn là cơ quan hô hấp của lợn và cũng là bộ phận lọc không khí. Phế nang phổi dễ chứa ký sinh trùng, vi khuẩn và virus, do đó, có thể gây hại cho cơ thể con người. Lấy phổi của con người làm ví dụ, có hơn 700 triệu phế nang ở người trưởng thành, do đó chắc chắn tích tụ nhiều thành phần độc hại, trong đó có kim loại nặng.
Trong trường hợp thích ăn, bạn chỉ nên mua những chiếc phổi bóng, hồng, không mua phổi xám, nâu, xanh.
4 quy tắc mua thịt lợn bạn cần chú ý:
Mua thịt lợn có giấy phép kiểm định thực phẩm
Ngoài ra, khi lựa chọn, bạn cũng có thể đánh giá chất lượng của thịt lợn từ ba yếu tố hình thức, cảm nhận và mùi vị. Quan sát màu sắc của thịt lợn, bề mặt thịt nạc tươi, hồng nhạt, thịt mỡ màu trắng, sờ vào có cảm giác mịn, mềm. Lấy miếng thịt lợn gần mũi và ngửi, mùi khó chịu có nghĩa là thịt lợn đã để quá lâu và sắp bị biến chất.
Chế biến thịt thật chín
Từ khâu giết mổ đến khi tới tay người tiêu dùng, thịt lợn rất dễ sinh ra vi khuẩn, ký sinh trùng và các vi sinh vật khác. Vì vậy trong quá trình nấu nướng tốt nhất nên sử dụng phương pháp tiệt trùng ở nhiệt độ cao trên 80 độ C. Hạn chế tối đa ăn thịt lợn sống.
Không trữ thịt quá lâu
Tốt nhất nên mua thịt lợn tươi, không nên mua với số lượng nhiều để trữ đông.
Không nên ăn quá nhiều
Hướng dẫn chế độ ăn uống cho cư dân Trung Quốc năm 2021 khuyến nghị người lớn tiêu thụ 280-525 gam thịt gia súc và gia cầm, 280-525 gam cá mỗi tuần. Bạn có thể tham khảo tiêu chuẩn này và lập kế hoạch ăn uống phù hợp.
pv (th)