Nếu chẳng may mắc bệnh mãn tính, người bệnh cần đi khám và chữa kịp thời để giảm thiểu di truyền sang đời sau.
1. Rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu là bệnh có yếu tố di truyền. Vì vậy, các thành viên trong gia đình nên kiểm soát chặt chẽ lượng cholesterol và chất béo, thực hiện chế độ ăn ít chất béo, ít muối, ăn nhiều rau tươi, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt có chứa chất xơ và vitamin, tích cực kiểm soát cân nặng. Nếu phát hiện nồng độ lipid máu bất thường, cần dùng thuốc hạ lipid máu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
2. Tăng huyết áp
Nếu cả bố và mẹ đều bị tăng huyết áp thì nguy cơ mắc bệnh này ở thế hệ sau cao tới 45%. Nếu chỉ có bố hoặc mẹ mắc bệnh cao huyết áp thì nguy cơ mắc bệnh của thế hệ sau là 28%. Người có tiền sử tăng huyết áp trong gia đình nên theo dõi huyết áp thường xuyên, lượng muối mỗi người một ngày không quá 5 gam, cố gắng chọn loại và chế biến thực phẩm ít muối, ăn nhiều thực phẩm chứa kali, tránh xa thuốc lá và rượu, kiểm soát tâm trạng và cân nặng.
3. Loãng xương
Nếu mẹ bị loãng xương thì con gái sẽ có nguy cơ cao bị loãng xương, dễ bị gãy xương, khom lưng hoặc gù lưng. Vì vậy, cần bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D ngay từ khi còn nhỏ, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian thích hợp để thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi, đến bệnh viện kiểm tra mật độ xương hàng năm và dùng thuốc dự phòng nếu cần thiết.
4. Tiểu đường
Nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ em trong tương lai cao tới 40%, nếu cả cha và mẹ đều mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ con cái trong tương lai sẽ cao tới 70%. Do đó, nên kiểm tra đường huyết lúc đói thường xuyên và xét nghiệm tải lượng đường huyết nếu cần thiết để tạo điều kiện phát hiện sớm tiền tiểu đường.
5. Béo phì
Nếu cả bố và mẹ đều béo phì thì nguy cơ trẻ bị béo phì cao tới khoảng 70%, nếu chỉ một trong hai người bị béo phì nặng thì nguy cơ trẻ bị thừa cân là 40%. Vì vậy, sau khi trẻ được 2 tuổi, cần theo dõi cân nặng và chiều cao thường xuyên, nếu cần thì nên nhờ bác sĩ chuyên môn đánh giá, tích cực điều chỉnh các thói quen ăn uống không tốt, tăng cường lượng hoạt động ngoài trời của trẻ một cách hợp lý.
6. Alzheimer
Nguyên nhân của sa sút trí tuệ tuổi già rất phức tạp, nhưng rõ ràng sa sút trí tuệ tuổi già là một bệnh di truyền đa gen, vì vậy những người có tiền sử gia đình nên chủ động phòng tránh, giữ tâm trạng vui vẻ, chủ động kiểm soát các chỉ số như huyết áp, lipid máu, đường huyết và axit uric.
7. Trầm cảm
Bệnh trầm cảm cũng có yếu tố di truyền nhất định, nếu có bố hoặc mẹ mắc bệnh trầm cảm thì nguy cơ con cái mắc bệnh có thể lên tới khoảng 14%. Trong trường hợp tăng hoặc giảm cân đột ngột, giấc ngủ bất thường, không chú ý hoặc tâm trạng kém, cần kiểm tra y tế thêm để rõ hơn về tình trạng bệnh.
8. Dị ứng hoặc hen suyễn
Nếu cả bố và mẹ đều bị hen suyễn hoặc dị ứng, đứa trẻ đó có 80% nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, trẻ nên được điều trị theo tiêu chuẩn khoa học, cố gắng cho trẻ bú mẹ ngay từ khi còn nhỏ để tăng sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể.
pv (t/h)