Ăn trái bơ hai lần một tuần có thể giảm 16% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và 21% nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành so với hiếm khi hoặc không bao giờ ăn.
Nghiên cứu cũng cho thấy, sử dụng trái bơ thay vì cho bơ thực vật, bơ, pho mát, thịt chế biến sẵn hoặc các thực phẩm khác có nhiều chất béo bão hòa cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các các bệnh tim mạch, bao gồm bệnh tim, đau tim và rối loạn nhịp tim.
Các nhà nghiên cứu đã thực hiện cuộc nghiên cứu trên khoảng 68.800 phụ nữ từ 30 - 55 tuổi và 41.700 nam giới từ 40 - 75 tuổi, ở Mỹ trong hơn 30 năm.
Lượng trái bơ được ăn đã được phân tích, cùng với 9.185 trường hợp mắc bệnh tim mạch vành và 5.290 ca đột quỵ được ghi nhận trong hơn 30 năm theo dõi.
Các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ đáng kể giữa lượng trái bơ được ăn và nguy cơ đột quỵ.
Mặc dù trái bơ được coi là một loại thực phẩm thay thế lành mạnh hơn cho bơ thực vật, bơ và các loại thực phẩm khác có nhiều chất béo bão hòa, nhưng chúng không không được chứng minh là mang lại lợi ích sức khỏe khi được sử dụng thay cho dầu ô liu, các loại hạt hoặc các loại dầu thực vật khác.
Bơ rất giàu chất dinh dưỡng với chất béo lành mạnh, vitamin, khoáng chất và chất xơ hòa tan. Tuy nhiên, bơ không phải là một loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp.
Một quả bơ thường chứa từ 200 - 300 calo, tùy thuộc vào kích cỡ". Trong tương lai, những phát hiện này cung cấp cho các chuyên gia dinh dưỡng thêm lý do để đề xuất đưa trái bơ vào chế độ ăn uống lành mạnh hàng ngày.
Đối với những người muốn sử dụng trái bơ để thay thế cho thực phẩm giàu chất béo bão hòa, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chỉ một nửa khẩu phần ăn mỗi ngày (1/4 quả bơ) có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Đưa trái bơ vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày có thể làm giá thành tăng cao hơn một chút.
Relife