Tất cả chúng ta đều mong muốn ăn uống hợp lý để có một cơ thể lý tưởng, ít mỡ và phát triển cơ bắp. Nhưng ăn uống để có một bộ não khỏe mạnh cũng rất quan trọng.
1. Thực phẩm chứa gluten
Gluten từ lâu đã bị coi là loại thực phẩm không tốt, và người ta tin rằng nên tránh gluten càng nhiều càng tốt. Gluten là các protein khác nhau được tìm thấy trong lúa mì và trong các loại ngũ cốc như lúa mạch và lúa mạch đen.
Gluten là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh, từ trầm cảm đến tự kỷ. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung, mà Gluten còn thực sự có hại cho sức khỏe não bộ.
2. Thực phẩm chứa kim loại nặng
Thủy ngân, nhôm, asen, chì, liti, mangan và tali đều là những kim loại nặng có thể gây ảnh hưởng xấu đến não bộ. Những chất này tồn tại trong các loại thực phẩm như cá (đặc biệt là cá ngừ và cá thu), gạo lứt, bột mỳ, nước ngọt, đồ hộp.
Sự tích tụ kim loại nặng trong cơ thể có thể dẫn đến trầm cảm, lo lắng, mất trí nhớ và cáu kỉnh, cùng nhiều triệu chứng khác, và do đó cần tránh hấp thụ kim loại nặng tối đa. Đây cũng là một trong những lý do mà mọi người nên thực hiện detox thường xuyên.
3. Thực phẩm quá hạn, bị nấm mốc
Nấm mốc tiết ra độc tố mycotoxin, đặc biệt gây hại cho não bộ. Nấm mốc trong nhà có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến não và có thể kìm hãm sự phát triển trí não của trẻ nhỏ. Tiếp xúc với nấm mốc cũng có thể dẫn đến lo lắng, mất ngủ, trầm cảm và rối loạn lưỡng cực.
Một số loại thực phẩm mang nấm mốc có thể dễ dàng phát hiện, nhưng một số loại nấm rất nhỏ. Một số loại thực phẩm như hạt cà phê, ngô, lúa mạch, lúa mì và đậu phộng thậm chí đã chứa sẵn một lượng lớn nấm mốc và độc tố từ trước. Do đó, hãy ăn thực phẩm hữu cơ để giúp giảm thiểu điều này, vì chúng có xu hướng chứa ít độc tố nấm mốc hơn.
4. Thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo
Chất làm ngọt nhân tạo gây hại cho sức khỏe nhiều hơn đường tự nhiên. Trên thực tế, khi aspartame, một chất làm ngọt rất phổ biến, đạt đến 30 độ C, một chất trong nó chuyển thành formaldehyde – thứ chất lỏng mà người ta sử dụng để ướp xác!
Khoa học đã chứng minh chất làm ngọt nhân tạo có đặc tính gây độc thần kinh và dẫn đến các khối u não, tăng cân, ung thư. Chúng cũng góp phần gây ra chứng mất trí nhớ và đột quỵ - những người tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo hàng ngày có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 3 lần.
5. Thực phẩm nhiều chất béo chuyển hóa
Bơ và thịt đều có chứa chất béo chuyển hóa, tuy vậy tiêu thụ ở mức hợp lí thì không gây hậu quả nghiêm trọng. Phần lớn lượng tiêu thụ chất béo chuyển hóa đến từ các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn - chẳng hạn như dầu thực vật. Dầu thực vật có trong bơ thực vật, kem phủ và mỡ (vốn có trong tất cả các loại bánh ngọt và bánh quy mua ở cửa hàng). Thậm chí còn có trong một số loại đồ uống.
Những chất béo chuyển hóa này góp phần gây ra chức năng nhận thức kém, trí nhớ kém, viêm não và giảm thể tích não, cũng như các vấn đề khác như bệnh tim, rối loạn chức năng miễn dịch và cả ung thư. Hơn nữa, dầu thực vật thường dễ bị oxy hóa — điều này có thể dẫn đến tình trạng viêm não và cơ thể ở mức độ cao. Không chỉ có vậy, não đặc biệt dễ bị tổn thương bởi các gốc tự do. Chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do, nhưng dầu thực vật lại phá vỡ hệ thống các chất này.
Não bộ vốn rất quan trọng và rất dễ bị tổn thương trước các vấn đề liên quan đến thực phẩm tiêu thụ hàng ngày. Gluten, kim loại nặng, nấm mốc, chất làm ngọt nhân tạo và chất béo chuyển hóa là những loại thực phẩm điển hình gây hại cho bộ não, nhưng đa số chúng ta không chú ý tới. Hãy cố gắng tránh những thực phẩm này tối đa, để có một bộ não luôn khỏe mạnh và minh mẫn.
pv (t/h)