Mỗi loại ung thư lại có các dấu hiệu khác nhau, dễ bị nhầm lẫn hoặc bỏ qua nếu không không đủ kiến thức và sự tinh ý.
Nếu 5 bộ phận sau đây chuyển sang màu đen bất thường thì hãy đi thăm khám ngay kẻo ung thư tàn phá cơ thể:
1. Móng tay đen
Không bị chấn thương nhưng móng tay xuất hiện những đường sọc màu đen rất có thể là bạn đã bị u hắc tố tấn công. Đây là một loại ung thư thường gặp ở ngoài da, là bệnh lý ác tính của tế bào sinh sắc tố melanin.
Trong 1 số trường hợp, nó cũng có thể đơn giản là bệnh lý ngoài da, nấm móng không quá đáng lo. Tuy nhiên, nếu nhận thấy vệt màu đen ở móng tay có chiều hướng tăng sinh, không đối xứng về hình dạng, không đều màu... thì nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt kẻo hối hận không kịp.
2. Da mặt đen sạm
Màu sắc trên khuôn mặt và sắc tố da có một mối quan hệ trực tiếp với nhau, nếu khi bệnh gan phát sinh, sẽ có sự bất thường trong quá trình trao đổi chất của hắc tố melanin, ảnh hưởng tới sự trao đổi chất bilirubin.
Ảnh minh họa
Gan tham gia vào quá trình chuyển hóa của cơ thể, khi mắc bệnh, khả năng chuyển hóa và hấp thụ sắt sẽ giảm đi, khiến một lượng lớn canxi và sắt trong máu liên tục lắng đọng trên bề mặt da, làm màu da tối hơn và xỉn màu. Ngoài ra, do gan bị tổn thương, estrogen không thể chuyển hóa, gây ra hiện tượng giãn nở mao mạch và làm thay đổi màu da.
Da xỉn màu không rõ nguyên nhân, xuất hiện sắc tố nâu trên da mũi và trán có thể là dấu hiệu của các bệnh gan nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan. Để chắc chắn hơn thì cần biết rằng ung thư gan còn có các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng trên bên phải, ngứa da, vàng da, chán ăn, sụt cân.
3. Môi đen
Toàn bộ môi đột nhiên chuyển sang màu thâm đen hay xuất hiện các đốm đen bất thường đều có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư. Màu sắc môi tím đen, thâm đen kết hợp với da môi khô môi, mệt mỏi, chán ăn thường gặp ở bệnh nhân ung thư gan, ung thư dạ dày.
Còn đốm đen trên môi có thể là biểu hiện của bệnh ung thư. Thông thường đó là đốm đen sáng bóng nhìn như sẹo hoặc là các vết loét màu đen không lành. Rối loạn Hemochromatosis cũng là chứng bệnh có thể gây ra các mảng màu xám, nâu trên môi.
4. Cổ đen
Theo y học, các mảng sẫm màu hoặc sắc tố quanh cổ không phải là nguyên nhân chỉ do vệ sinh kém, “cơ địa” mà rất có thể là dấu hiệu của bệnh tật nguy hiểm. Tình trạng này còn được gọi tên là bệnh gai đen.
Nó khiến vùng da tối, sẫm, đổi màu ở các nếp gấp cơ thể và nếp nhăn da, các vùng da bị ảnh hưởng có thể trở nên dày lên. Bệnh thường ảnh hưởng đến vùng nách, háng và cổ.
Bệnh gai đen thường xảy ra ở những người béo phì hoặc mắc bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp. Vài trường hợp hiếm, bệnh có thể là dấu hiệu cảnh báo của một khối u ác tính trong một cơ quan nội tạng. Phổ biến nhất là ung thư dạ dày, ung thư gan hoặc cũng có thể là ung thư tuyến giáp.
5. Tay chân hay có vết bầm, thâm đen
Những vết bầm tím, thâm đen do tụ máu không rõ lý do, không bị tác động vật lý rất có thể là dấu hiệu ung thư máu, ung thư tủy xương. Vì vậy, nếu gặp trường hợp này bạn đừng chủ quan.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng của người đang bị rối loạn nội tiết nghiêm trọng hoặc mắc bệnh rối loạn chảy máu (haemophilia). Bởi vì bệnh này khiến máu khó đông và chảy kéo dài, thậm chí một sự va chạm cơ thể nhẹ cũng có thể gây thâm tím một vùng da lớn, rất lâu khỏi. Do vậy, bạn nên đi khám bác sĩ sớm nếu thường xuyên thấy những vết bầm tím xuất huyết bất thường, dày đặc, không rõ nguyên nhân.
pv (t/h)