Quả sấu chín ăn làm thuốc giải khát. Quả sấu, dấm, gừng, đường, ớt dầm với nhau ăn tạo thành món ăn có tác dụng tiêu thực. Cần lưu ý vài điều quan trọng khi ăn sấu nhé.
Mùa sấu thu hoạch bắt đầu kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 hằng năm. Theo Đông y, quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm, sử dụng trị nhiều bệnh chứng như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa..., mỗi lần uống từ 4 – 6g cùi quả.
Sấu có rất nhiều công dụng trong bữa ăn hằng ngày cũng là cũng như là vị thuốc chữa bệnh. Nhưng lưu ý vài điều khi ăn sấu:
Không ăn khi bị viêm loét dạ dày
Sấu xanh có vị chua đậm đặc nên không thích hợp với những người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Tốt nhất người có bệnh về đường ruột nên tránh dùng đồ ăn, uống được chế biến từ sấu.
Không ăn khi bụng đói
Tuyệt đối không ăn sấu khi bụng đói vì trước mắt nó sẽ khiến bạn cồn cào trong bụng trước khi bào mòn dạ dày của bạn.
Không tốt cho trẻ dưới 12 tháng tuổi
Trẻ dưới 12 tháng tuổi tuyệt đối không cho sử các món ăn chế biến từ sấu vì hệ tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm, dễ bị tác động bởi tính axit trong sấu.
Hạn chế uống nước sấu ngâm đường
Để giảm độ chua, nhiều người dùng sấu ngâm đường. Tuy nhiên những người mắc bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch... nên rất hạn chế vì nó sẽ làm cho bệnh ngày một trầm trọng hơn.
Lưu ý khi chọn sấu:
Để chọn mua sấu xanh tươi ngon, nên chọn kỹ từng quả một. Không nhặt những quả có vỏ thâm, dập. Sấu ngon là quả có lớp vỏ hơi sần. Những quả sấu láng bóng sẽ không ngon vì chúng còn quá non. Chọn quả sấu xanh có cùi dày để được nhiều thịt chua. Không nên lựa chọn quả sấu quá già vì chúng sẽ có rất nhiều hạt to, ít chua.
Pv (t/h)