Một trong những lời dạy cổ xưa mà tổ tiên để lại đó là: "Một nhà có hai cửa, cả của lẫn người khó mà toàn vẹn". Sau này, các chuyên gia đã giải thích ý nghĩa của câu nói trên qua 3 khía cạnh: Phong thủy, tâm lý học và khoa học.
Cửa được ví như bộ mặt của một ngôi nhà. Cửa nhà là nơi tụ tài lộc, đón tài lộc đến với gia đình. Vì vậy, người xưa xây nhà rất chú trọng trong việc làm cửa, cổng. Tuy nhiên, họ không bao giờ xây dựng hai cửa hay cổng lớn bởi điều đó vô tình sẽ làm tiêu tán tiền tài, lộc lá của gia đình.
Cũng có người nói rằng, những ngôi nhà cổ ngày xưa có những cửa dẫn ra bên ngoài. Tuy nhiên, đó chỉ là những cánh cửa nhỏ, được gọi là cửa hông, cửa hậu chứ không phải là cửa (cổng) lớn.
Nhà 2 cửa thì tính những cửa nào?
Trước tiên, cần phân biệt rõ 2 trường hợp: Trường hợp thứ nhất là nhà có hai cửa chính, khi đó công năng sử dụng, kích cỡ, cách thiết kế... của hai cửa hoàn toàn giống nhau. Và khó có thể đánh giá được cửa nào là cửa chính, cửa nào là cửa phụ. Trường hợp thứ hai, không thể coi là nhà có hai cửa chính, khi ngôi nhà tuy có hai cửa, nhưng được phân định rõ ràng về kích thước, công năng sử dụng cửa nào là cửa chính, cửa nào là cửa phụ.
Thông thường, cửa chính sẽ được sử dụng cho việc ra vào chính của các thành viên trong ngôi nhà, khách đến chơi, và được bố trí tại đường lớn, thiết kế cửa to, đẹp mắt. Còn trong nhiều trường hợp, do khuôn viên ngôi nhà có nhiều mặt giáp đường, mà gia chủ có thể mở thêm cửa nhỏ để tiện đi lại trong việc nội chợ, sinh hoạt riêng... Khi đó, việc bố trí cửa chính và cửa phụ trong một ngôi nhà là hoàn toàn bình thường, nếu không phạm vào một số nguyên tắc bố trí cửa trong ngôi nhà.
Quay lại trường hợp nhà có hai cửa chính. Theo như phong thủy, 1 ngôi nhà không nên có 2 cửa chính. Gia chủ phải phân biệt rạch ròi ra đâu là cửa chính, đâu là cửa phụ. Cửa nào có kích thước lớn nhất, dễ dàng di chuyển nhất vào lối nhà chính, thì làm cửa chính. Việc xây dựng nhiều cửa sẽ làm cho nắng, gió bão bùng vào nhà, gây rối loạn sinh khí, bên cạnh đó còn gây nên khó khăn trong việc bảo quản an ninh.
Đối với những căn nhà có 1 cửa chính và 1 cửa phụ thì nhất định phải bố trí sao cho phù hợp nhất. Đầu tiên, phải thiết kế theo nguyên tắc hình phễu, cửa chính lớn để hút vượng khí vào nhà, cửa phụ nhỏ để giữ khí. Bên cạnh đó, cũng nên quy định chung với người nhà về việc ra vào chủ yếu ở cửa chính. Tiếp theo, không được thiết kế 2 cửa thẳng hàng, thông nhau. Theo như phong thủy, nếu sắp xếp 2 cửa như vậy thì rất dễ dẫn đến việc thất thoát vượng khí, ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe, tiền tài của gia chủ và mọi người trong gia đình.
Nhà 2 cửa chính theo quan niệm phong thủy xưa và nay
Cách hiểu theo hàm nghĩa xưa
Một cách giải thích khác là người xưa cho rằng nhà có hai cửa có nghĩa là các thành viên trong gia đình không hòa thuận. Một cửa đi vào và một cửa đi ra. Trong những gia đình có mối quan hệ bất hòa, mọi người sẽ ra vào bằng các cửa khác nhau nhằm tránh sự lúng túng do gặp gỡ.
Tuy nhiên, sự qua lại tránh né chỉ là tạm thời, bởi điều này sẽ khiến cho mỗi quan hệ của thành viên dưới cùng một mái nhà ngày càng thêm mâu thuẫn và gia tăng sự bất hòa. Người xưa luôn đề cao sự yên ấm, hòa thuận của gia đình làm nền tảng rồi từ đó mới phát triển hưng vượng. Do đó, nếu một gia đình thường xuyên lục đục thì sẽ không thể phát triển được.
Một cách hiểu ngày nay
Cách hiểu này được giải thích dựa trên cơ sở khoa học, logic hơn. Người xưa cho rằng, một ngôi nhà có hai cửa, khi có trộm thì ngôi nhà này có thêm một lối thoát cho chúng.
Nếu gia đình nào ít người, không có người bảo vệ canh giữ cửa thì việc bọn trộm hoành hành rồi tẩu thoát sẽ rất dễ dàng. Cuối cùng, người chịu thiệt vẫn là gia chủ khi có thể vừa mất của và vừa có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Vì những lý do đó mà người xưa khi xây nhà rất kỵ việc xây hai cửa. Ngay cả khi nhà có những cửa nhỏ thì cũng không khuyến khích. Lời dạy của người xưa xét với hoàn cảnh hiện tại thì vẫn có thể phù hợp và có giá trị.
PV (T/h)