Bên cạnh việc tìm cách tích đức, điều quan trọng không kém là tránh xa những việc làm khiến phúc đức con người hao tổn.
Âm đức vốn không tự nhiên mà có, nó cần phải trải qua quá trình tích lũy và bồi dưỡng. Thế nên bên cạnh việc tìm cách tích đức, điều quan trọng không kém là tránh xa những việc làm khiến phúc đức con người hao tổn.
Lòng dạ hẹp hòi
Phật dạy rằng: Lòng dạ hẹp hòi bao nhiêu thì phúc đức ít đi bấy nhiêu. Tâm địa của một người bao dung càng lớn thì càng nhận về những điều tốt đẹp. Những người như vậy họ sẽ không chìm đắm trong đau khổ. Con người tâm tính vốn thay đổi theo từng hoàn cảnh. Gặp chuyện vừa ý ta vui vẻ hứng thú, cười nói thoải mái. Nhẹ thì giữ trong tâm, mà nặng thì giải tỏa bằng lời nói, hành động, sẵn sàng làm tổn thương người bên cạnh.
Khi một người sống có thể mở rộng tấm lòng của mình thì tâm linh mới có thể thăng hoa. Tâm lượng, lòng dạ càng rộng thì phiền não càng nhẹ. Người có lòng dạ nhỏ hẹp thông thường sẽ không bao dung, không yêu thương nổi và cũng không tiếp nhận được khuyết điểm của người khác.
Thường xuyên nóng giận
Ở đời ''sân'' chính là cơn giận, nóng nảy, thù hận khi không vừa lòng. Phật dạy rằng, nóng giận là hành vi tổn hao âm đức rất nặng. Một khi tâm sân hận, tức giận nổi lên mà ta không thể tự kiềm chế, không tự khắc phục thì dù đời trước đời này đã tích lũy bao nhiêu công đức, làm bao nhiêu việc thiện, chăm chỉ tụng kinh bái Phật ra sao cũng thành vô ích.
Nóng giận chẳng thể nào giải quyết được vấn đề gì mà còn ảnh hưởng không tốt đến các mối quan hệ xã hội khác. Nó che lấp tâm trí chúng ta, cho nên chúng ta không thể nào thấy được sự thật của mọi sự vật hiện một cách đúng đắn, không thể nào đạt được giải thoát, không thể nào đạt được niềm hạnh phúc đích thực.
Bất hiếu với cha mẹ
Cha mẹ chính là phúc đức lớn nhất mà chúng ta có trên đời này. Hiếu thảo với đấng sinh thành có thể nhận được phúc lành vô cùng to lớn, còn bất hiếu với cha mẹ sẽ làm giảm âm đức trầm trọng.
Con người sinh ra dù trong cảnh bần cùng hay gia đình giàu có, nếu có tấm lòng tôn kính và hiếu nghĩa với cha mẹ thì cũng là đang tích phúc báo cho mình.
Người hiếu thảo có thể làm gương cho con cái, họ có thể cho con cái cảm nhận được sự hòa thuận, đầm ấm của gia đình, để con cái cũng trở thành người hiếu thảo.
Ăn trộm, ăn cắp
Trộm cắp vốn được hiểu là khái niệm rộng. Chỉ cần bạn chiếm hữu thứ không phải của mình thì đó là hành vi trộm cắp. Phật dạy, trộm cắp là nghiệp cần phải tránh xa, nếu tâm trộm cắp sẽ phải gánh nghiệp khôn lường.
Quả báo của việc trộm cắp thì nặng là nghèo vô số kiếp, nhẹ thì ruộng vườn, nhà cửa, tài sản bị phá hủy. Tham lam chiếm lấy của cải của người khác là nguyên nhân khiến bạn nghèo khổ tận mãi về sau.
Gieo khẩu nghiệp ác ngữ
Nói chuyện thì nhất định phải chọn lời hay ý đẹp, nói những lời tốt đẹp mới mong có phúc báo. Người thường xuyên nói ra những lời ác độc, nạt nộ, coi khinh người khác là đang tự làm tổn hao âm đức của chính mình. Người xưa cho rằng, nói những điều xấu về người khác là làm tổn thương đến hòa khí giữa trời, đất và người, chiêu mời tai họa giáng xuống. Không tin vào nhân quả
Khi nói đến nhân quả nhiều người sẽ cho rằng đây là khái niệm mê tín. Cũng có người cho rằng nhân quả là khái niệm mơ hồ không có thật. "Nhân quả" nghĩa là nghiệp nhân quả báo. "Nhân" tức là nguyên nhân, hay nhân duyên. "Quả" là kết quả, hay quả báo.
Một khi bạn không tin nhân quả, không tin tội phước, không tin có đời sống kế tiếp, làm gì cũng không suy nghĩ thì sẽ tạo nghiệp xấu.
t/h