Mặc dù đây là những loài hoa đẹp những rất có thể sẽ ảnh hưởng đến vượng khí của gia đình bạn. Đặc biệt chú ý, nên cân nhắc trồng những loài hoa này nhé.
Hoa cúc trắng
Hoa cúc có rất nhiều loại khác nhau với hình dáng, màu sắc khác nhau. Rất nhiều gia đình trồng hoặc bày hoa cúc trong nhà. Thông thường, người ta sẽ chọn các loại hoa cúc có màu sắc rực rỡ như hoa cúc vàng, cúc mâm xôi...
Tuy nhiên, không ai thích trồng hay bày hoa cúc trắng trong nhà.
Từ xa xưa, hoa cúc trắng luôn được coi là loại hoa mang ý nghĩa tang tóc, buồn bã, hoài niệm nên người ta thường chỉ dùng để cúng tế, tiễn đưa người đã khuất để bày tỏ lòng tiếc thương. Chính vì vậy, nhiều người cho rằng hoa cúc trắng không phù hợp để trồng hay bày trong nhà. Để cúc trắng trong nhà sẽ mang đến chuyện xui xẻo, không vui cho gia đình. Người ta chỉ dùng cúc trắng trong các trường hợp cúng lễ.
Hoa bỉ ngạn
Hoa bỉ ngạn là loại hoa có hình dáng khá độc đáo. Loại hoa này có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, đỏ tím. Mỗi màu hoa đều có ý nghĩa riêng. Chẳng hạn như hoa bỉ ngạn đỏ - loại phổ biến nhất - thường gợi nhớ đến sự chia ly, u buồn; hoa bỉ ngạn trắng tượng trưng cho sự vô dục vô cầu, vô bi vô khổ... Nhìn chung, loại hoa này đẹp nhưng gắn với ý nghĩa đau thương.
Hơn nữa, củ của hoa bỉ ngạn có chứa chất lycorine - một chất độc thuộc nhóm alkaloid có thể tác động xấu đến hệ thần kinh.
Vì vậy, dù đẹp và rực rỡ, người ta cũng hiếm khi trồng hoa bỉ ngạn trong nhà.
Hoa nhài vàng
Loại hoa này có đặc điểm nổi bật là có mùi thơm mát tự nhiên, khá dễ chịu.
Tuy nhiên, loại hoa này có chứa độc tố alkaloid, toàn bộ thân cây đều có chứa chất độc, tập trung nhiều nhất ở hoa và lá non. Vì vậy, nếu muốn trồng loại cây này trong nhà thì phải cân nhắc thật kỹ lưỡng, đặc biệt là với các gia đình có trẻ nhỏ.
Cây trúc đào
Cây trúc đào có hoa tương đối đẹp. Nhiều nơi trồng loại cây này ở ven đường để làm đẹp cảnh quan. Nó cũng có khả năng hút bụi mịn, khí thải rất tốt. Tuy nhiên, cũng giống như hoa nhài vàng, loại cây này có chứa độc tố. Toàn cây trúc đào có nhựa đục rất đắng và độc. Thành phần của nó là axit hydrocyanic và những glucosid độc là oleandrin, neriin, neriantin.
Nuốt phải nhựa từ hoa, lá, thân của cây trúc đào đều có khả năng gây ra ngộ độc với các triệu chứng như buồn nôn, rối loạn nhịp tim, hôn mê... trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Vì vậy, cây trúc đào là loại cây không nên trồng gầnnguồn nước như giếng, ao, bể nước; không buộc gia súc gần cây trúc đào; không trồng cây trúc đào trong nhà, đặc biệt là với gia đình có trẻ nhỏ.
PV (T/h)