Theo sách "Phong tục thờ cúng của người Việt", bàn thờ cúng ông Công ông Táo được đặt ở vị trí khác nhau, tùy từng địa phương.
Theo cuốn sách "Phong tục thờ cúng của người Việt" của tác giả Song Mai - Quỳnh Trang do Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin phát hành, trong ngày 23 tháng Chạp, ngày Táo quân chầu trời, gia đình nào cũng sửa lễ tiễn ông Công ông Táo lên trời.
Bàn thờ Táo quan được định vị khác nhau, tùy từng địa phương. Có nơi kê cạnh bàn thờ tổ tiên, có nơi đặt trong bếp, có nơi đặt ở vách giữa phía sau nhà.
Lễ cúng được tiến hành chu đáo, kính cẩn và là lễ mặn. Sau khi lễ thì hóa vàng, hóa luôn cả mâm mũ năm trước. Ở miền Nam, ông Táo được dâng cặp giò (hia-mã).
Các gia đình cúng ông Công ông Táo tùy theo tập tục, tín ngưỡng, truyền thống ở địa phương nào, phong tục tập quán như thế nào, áp dụng như thế là tốt và đúng nhất.
Như vậy, việc ông Công ông Táo thể hiện tập tục, tín ngưỡng lâu đời và nên tuân theo tập tục của từng vùng, từng địa phương. Những gia đình miền Nam có bàn thờ ông Công ông Táo thì có thể cúng tại đó, còn đối với gia đình miền Bắc không có bàn thờ ông Công ông Táo thì có thể cúng ở bàn thờ chính giữa nhà, có những nơi người ta cúng ngoài trời.
Theo quan niệm của người Việt Nam, cúng bái luôn là một trong những việc yêu cầu sự trang nghiêm, chính vì thế lễ cúng ông Công ông Táo cũng nên được thực hiện ở nơi trang trọng. Vì vậy, mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.
Relife