Với những kẻ tiêu nhân bạn cần phải đặc biệt chú ý, dưới đây là những cách mà cổ nhân đã đúc kết.
1. Nhận diện ai là tiểu nhân
Muốn đối phó, trước phải học cách nhận biết kẻ tiểu nhân là kẻ như thế nào. Để nhận diện thì hãy quan sát vì họ thường ẩn trong vỏ bọc của một người tốt bụng, hài hòa mà không phải khi nào ta cũng đủ khả năng nhận ra.
Cổ nhân cho rằng đằng sau mỗi lời nói của người khác đều cất giấu ý đồ và mục đích nhất định, vậy nên ta cần lắng nghe, quan sát từng lời nói của họ để đoán biết tâm lý và mong muốn ẩn sau những gì họ đang thể hiện.
Thông qua lắng nghe, chúng ta mới có thể hiểu được chính xác những gì đối phương truyền đạt và đưa ra những phản ứng phù hợp nhất để biểu đạt tư tưởng, quan điểm của bản thân. Có như vậy, hai bên mới đạt tới hiệu quả giao lưu và trao đổi tốt nhất.
1.1 Hay đổ lỗi
Gió yên bể lặng thì không sao nhưng mỗi khi xảy ra chuyện, tiểu nhân sẽ tìm cách đổ lỗi. Giống như Khổng Tử từng nói: “Người quân tử yêu cầu bản thân, kẻ tiểu nhân yêu cầu người khác”.
Trong cuộc sống, luôn có những chuyện không như ý xảy ra và lúc đó tiểu nhân thường bộc lộ rõ con người mình. Tiểu nhân sẽ tìm cách đùn đẩy, đổ lỗi cho người khác, không muốn kiểm điểm bản thân. Kiểu người này rất khó tiến bộ và thành công.
Trong ki đó, người quân tử làm là tự xem xét bản thân, nhìn lại bản thân mình xem có thiếu sót gì không, từ đó sửa chữa và không ngừng tiến bộ.
Người quân tử khi có việc gì xảy ra thì việc đầu tiên là họ sẽ nhìn nhận lại bản thân mình, thay vì tìm cách đổ lỗi cho người khác. Họ chọn cách suy ngẫm lại bản thân, biết nhận những thiếu sót rồi nỗ lực để thay đổi.
1.2 Làm việc thiếu nguyên tắc
Quân tử cho dù có rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm, khó khăn đến mấy thì họ cũng luôn duy trì nguyên tắc đạo đức của mình. Nhưng kẻ tiểu nhân lúc nào tìm mọi cách để có lợi nhất cho bản thân, đây chính là điểm khác biệt giữa chính nhân quân tử và ngụy quân tử.
Kẻ tiểu nhân lời nói, việc làm hay thay đổi đối xử với người không có trước sau, thái độ lật lọng khác thường, hành vi thiếu đạo đức,
1.3 Tư lợi cho bản thân
Thứ mà quân tử lúc nào xem trọng chính là đạo nghĩa, trong khi thứ mà tiểu nhân xem trọng lại là lợi ích. Khi gặp vấn đề hay đối mặt với những lựa chọn thì quân tử biết cách đo lòng bằng sự đạo đức. Nhưng kẻ tiểu nhân lúc nào chỉ nghĩ làm sao để mình hưởng lợi nhiều nhất.
Người quân tử hòa ái với mọi người nhưng không cùng người khác kéo bè kết đảng, kẻ tiểu nhân thì thích câu kết, móc ngoặc với người khác, bề ngoài thì tưởng như quảng giao, nhưng khi lợi ích không còn thì tất sẽ đối xử lạnh nhạt, thậm chí hãm hại người khác.
Quân tử lúc nào tán thành chuyện tốt đẹp của người khác, không hùa vào cái xấu của họ. Trong khi đó thì tiểu nhân vừa hay lại ngược lại. Quân tử có đạo đức, sống chân thành. Hễ gặp chuyện chướng mắt họ sẽ lập tức lên tiếng. Nhưng nếu không hợp đạo nghĩa thì người quân tử nhất quyết không nối giáo cho giặc.
2. Cách cổ nhân đối trị kẻ tiểu nhân
Với kẻ tiểu nhân, chúng ta không nên tỏ ra sợ hãi mà cần cứng rắn, mạnh mẽ, để họ biết bạn không phải là người dễ bắt nạt.
2.1 Trấn áp kẻ xấu
Gặp kẻ tiểu nhân mà tỏ vẻ nhún nhường là đã tạo điều kiện để họ làm hại nhiều người khác. Thế nhưng nếu mình biết cứng rắn, thể hiện quan điểm mạnh mẽ thì họ sẽ biết sợ. Tiểu nhân khác với kẻ ác, kẻ ác tự có kẻ ác trị, nhưng tiểu nhân gặp người mạnh hơn họ thì lbiết rằng mình không có "đất dụng võ".
Đối đãi với tiểu nhân thì nhất định không được sợ mà phải dùng đạo lý để chống trả mạnh mẽ, cho họ thấy bạn không phải là kẻ dễ bắt nạt, bị uy hiếp dể dàng.
2.2 Đối đãi với tiểu nhân càng cần dùng chân tình
Sinh thời, Hàn Kỳ từng nói: "Bất luận là quân tử hay tiểu nhân, đều nên lấy chân tình để đối đãi. Nếu biết được người đó là tiểu nhân thì không kết giao quá thân là được rồi".
Nhờ quan niệm ấy, đức độ và nhân cách của vị quan họ Hàn được muôn dân thiên hạ đời đời kính nể.
Câu chuyện của một cổ nhân thời Bắc Tống đã cách chúng ta hàng thế kỷ, nhưng vẫn để cho hậu thế cách đối nhân xử thế đáng để suy ngẫm.
Cổ nhân dạy cách đối phó với tiểu nhân, học được sẽ có ích suốt đời! - Ảnh 3.
Cổ nhân dạy: "Người quân tử giúp người mà không so đo tính toán, kẻ tiểu nhân so đo tính toán mà không giúp đỡ người."
Người bình thường khi gặp phải tiểu nhân, nhất định sẽ nổi giận mà tìm cách bóc trần âm mưu của kẻ đó. Nhưng Hàn Kỳ lại không như vậy. Ngay cả khi biết tường tận mưu mô thủ đoạn của người không trượng nghĩa, ông vẫn tìm cách cho qua, chưa từng tỏ thái độ ra mặt.
Sống ở trên đời, hầu hết mọi người đều muốn kết giao với người quân tử. Bởi lẽ giao chân tình cho quân tử thì dễ, chứ đem lòng dạ thật thà đối đãi với tiểu nhân lại là chuyện khó.
Chúng ta vẫn thường cho rằng, mình đối với người khác tốt, họ cũng sẽ đối xử lại với mình như vậy. Nhưng khi bản thân ta đã cư xử không tốt với họ, thì họ lấy gì để đối tốt với ta?
Vậy mà khi nhìn thấy đối phương mắc lỗi, đa số mọi người thường không bỏ qua mà tìm cách chỉ ra lỗi sai ấy, tự coi đó là cách sống ngay thẳng để "giữ mình trong sạch".
Kỳ thực, khi vạch trần lỗi lầm của người khác, ngoại trừ việc phân rõ thị phi, ta dễ xen thêm vào đó thứ cảm xúc mang tên "coi thường", "chán ghét". Đối đãi với người làm sai theo cách thức như vậy, trong tâm sẽ khó sinh ra lòng từ bi.
Kết quả của hành động ấy là khiến người kia chuyển sang thế đối địch với ta, từ đó thêm thù bớt bạn, thậm chí nếu là người cùng chung chiến tuyến cũng sẽ nảy sinh sự bài xích.
Ngộ nhỡ chẳng may "đụng" phải tiểu nhân, ta sẽ khiến kẻ đó "thẹn quá hóa giận" và tìm cơ hội ám hại, như vậy chẳng khác nào tự đẩy bản thân vào chỗ nguy hiểm.
Chỉ khi tâm hồn thực sự an yên, bạn mới có thể không quan tâm cái nhìn của người khác đối với mình, không quá coi trọng ưu - nhược điểm, càng không đặt nặng vấn đề được - mất, từ đó dùng chân tình để quản đãi mọi người.
Hãy làm việc chăm chỉ để tạo dựng cuộc sống của riêng bạn, sống một cuộc đời tươi đẹp và hạnh phúc. Đây là cách trả thù tốt nhất cho những người đã làm tổn thương chúng ta.
2.3 Giữ khoảng cách, giữ mình trước kẻ tiểu nhân
Tốt hơn hết đối với kẻ tiểu nhân nếu càng ở gần càng nguy hại đến bản thân. Nhất là người ngay thẳng thường cảm thấy năng lượng đối chọi với những kẻ này.
Thế nên tốt hơn hết cần giữ khoảng cách, nếu gần thì học cách giữ mình, giấu mình. Đừng dễ dàng bộc lộ quan điểm của bản thân, cũng không nên để họ biết mọi điều về mình, không nhận xét ai xung quanh trước mặt họ.
Bởi lẽ những lời nói vô tư của bạn rất có thể sẽ trở thành vũ khí mà những kẻ tiểu nhân sẽ sử dụng để chống lại chính bạn.
PV (T/h)