Cùng Relife điểm 4 chú ý để có chìa khóa giúp bạn trở thành chuyên gia phát hiện nói dối bậc thầy nhé.
Để bắt đầu phát hiện những kẻ nói dối, sẽ tốt hơn khi bạn có cái nhìn tổng quan về quá trình. Những khía cạnh lớn mà bạn cần chú ý tới là ngôn ngữ cơ thể, tín hiệu cảm xúc, hành vi bộc lộ cảm giác tội lỗi hoặc khó chịu, cách lựa chọn từ ngữ và sinh lý học.
Ngôn ngữ cơ thể
Để phát hiện một người liệu có nói dối thông qua ngôn ngữ cơ thể, bạn cần thiết lập cơ sở xác thực thông qua việc đưa ra tuyên bố mà bạn biết là đúng ghi lại hình dáng cơ thể của đối tượng khi họ phản hồi.
Ví dụ: Nếu bạn biết người đó đã đến Hawaii du lịch, hãy khẳng định chắc chắn rằng “Vậy là cậu đã đến Hawaii 1 tuần vào tháng trước. Thật tuyệt vời!"
Sau đó, hãy nói điều gì đó mà bạn biết là sai như: “Và bạn cậu đã có trải nghiệm trên du thuyền ở đó. Tuyệt làm sao!” Quan sát khi họ không đồng ý bằng lời nói và sau đó xem ngôn ngữ cơ thể của họ khi họ đính chính lời bạn.
Giờ thì bạn đã có cái nhìn nhanh về “có” và “không”, đường cơ sở để bạn căn cứ vào sau này. Những lần sau, khi đưa ra câu hỏi, bạn sẽ quan sát được liệu họ có đang biểu hiện giống với đường cơ sở mà bạn đã thiết lập trước đó. Nếu câu trả lời là không, rất có thể họ đang nói dối.
Dưới đây là một số biểu hiện chung của người nói dối:
Các cử động tay và cánh tay bị cứng hoặc hạn chế
Giảm giao tiếp bằng mắt
Tay hay sờ lên mặt hơn
Ngôn ngữ cơ thể không ăn nhập với lời nói
Tín hiệu cảm xúc
Cách mọi người thể hiện cảm xúc của mình có thể tiết lộ liệu người đó có trung thực hay không. Bằng cách nhận thức được những biểu hiện bất thường của cảm xúc, bạn sẽ phát hiện ra được những lời nói dối:
Để ý những cảm xúc bị họ trì hoãn
Lưu ý những cảm xúc kéo dài hơn so với bình thường
Biểu hiện cảm xúc chỉ giới hạn ở một vùng nhất định trên khuôn mặt, không có được sự hài hòa và thống nhất.
Sử dụng từ ngữ chọn lọc
Thông qua cách sử dụng từ ngữ của một người, chúng ta cũng có thể biết liệu người đó đang nói dối hay nói thật. Khi một người nói dối, họ có xu hướng thay đổi cách họ trình bày lời nói dối và điều này tạo nên sự khác biệt.
Ngay cả cách sử dụng đại từ cũng có thể giúp bạn phát hiện một người đang nói dối. Theo Tiến sĩ James W. Pennebaker của Đại học Texas tại Austin, các đại từ như “tôi”, “của tôi” thường như một lời tuyên bố về quyền sở hữu. Do đó, khi một người nói dối, họ sẽ ít sử dụng những đại từ này hơn. Những dấu hiệu dưới đây có thể giúp bạn dễ dàng phát hiện người nói dối hơn:
Người không trung thực sẽ ít đưa ra những tuyên bố trực tiếp hơn.
Họ thường lặp lại chính xác câu chữ của bạn.
Các chi tiết không cần thiết được thêm vào lời nói dối.
Câu nói với các từ phủ nhận như “sẽ không” hoặc “đã không” thường ít chân thực hơn so với câu khẳng định.
Những kẻ nói dối thường thêm vào những từ như “thực sự”, “thực tế là” hoặc “thẳng thắn mà nói”.
Thay đổi chủ đề đột ngột là một dấu hiệu khác của sự thiếu trung thực.
Các biểu hiện sinh lý
Đa phần những chia sẻ ở trên nằm trong tầm kiểm soát ý thức của người nói dối. Tuy nhiên, có những điều bản thân người đó khó có thể kiểm soát hoặc giấu giếm như:
Đổ mồ hôi bất thường có thể là dấu hiệu của việc nói dối.
Nói dối có thể làm tăng tiết hormone adrenaline khiến người nói dối phải nuốt nước bọt nhiều hơn, sau đó là hắng giọng vì khô họng.
Thở nhanh hơn do tim thường đập nhanh hơn.
Giảm nháy mắt
Chìa khóa duy nhất giúp bạn trở thành một người giỏi phát hiện những lời nói dối là nhìn vào bức tranh toàn cảnh liên quan đến người mà bạn đang quan sát. Tất nhiên, bạn cần biết đến các chuẩn mực văn hóa cũng như phong cách cá nhân của người bạn đang tiếp xúc. Giữ tâm trí cởi mở và thư giãn, bạn sẽ trở thành một chuyên gia phát hiện nói dối bậc thầy.
PV (T/h)